Một ngày sau, họ được tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội. Sau cuộc gặp, Vị Xuyên bắt đầu được nhắc đến nhiều, như một từ khoá, gợi ý cho thêm nhiều người tìm kiếm th🦋ông tin về chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Nghe các cựu binh kể về những trận đánh giữ cao điểm, tôi đã sốc. Khi đó tôi mới biết cuối thập kỷ 1980, chiến tranh còn khốc liệt đến vậy. Còn họ chỉ đáp: “Sau khi chúng tôi trở về, nhiều người nghe chuyện cũng không ti🍃n còn đánh nhau dữ dội thế”.
Thế hệ 8X đời cuối như tôi biết đến chiến tranh biên giới phía Bắc qua vài dòng trong sách giáo khoa. Dù có muốꦅn nhiều hơn cũng khó mà tìm thấy trong một cuốn chính sử được thừa nhận nào đó.
Thời còn đi học, tôi nhớ nằm lòng những năm tháng, con số trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhưng hầu như không biết, hoặc rất mù mờ về cuộc chiến 20 ngày dọc sáu tỉnh biên giới tháng 2/1979, về cuộc chiến dai dẳng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên… suốt 10 năm, nhất là Vị Xuyên. Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1985 - 1989, có lần nói với tôi: “Có đại tá quân đội còn hỏi tôi Vị Xuyên là ở đ🍃âu?”.
Tôi thấy thế hệ mình thiệt thòi, khi không được sớm biết những thô✅ng tin đó.
Nhưng tôi không tin rằng người Việt trẻ không quan tâm đến lịch sử nước nhà. Trong chặng đường làm báo, tôi biết nhiều câu chuyện về những người trẻ muốn tìm hiểu kỹ những năm tháng cha mẹ họ đã sống, những năm tháng họ chưa hoặc mới chỉ sắp ra đời. Ví dụ, cô học trò Hà Nội-Amsterdam Trần Ngọc Phương Minh cùng sáu bạn học lớp 11 từng dành tiền ăn sáng mua vé tàu vào Quảng Trị. Bảy cô cậu đến gặp 27 nạn nhân chiến tranh và gia đình, chụp 1.000 bức ảnh về cuộc sống và những khó khăn họ gặp phải, để rồi cuối năm 2014 cho ra đời triển lãm Đi qua chiến tranh.
Tôi biết rất nhiều ngườ🙈i trẻ tha thiết với lịch sử, với định danh của dân tộc. Vấn đề cốt yếu của họ, là tiếp cận bằng cách nào và thông tin được minh bạch ra sao.
Khi thông tin chưa được công khai, chưa minh bạch, t🦄hì họ có thể tìm đến nguồn kiến thức vô tận chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội. Có người chọn được thông tin chất lượng, nhưng cũng có nhiều thứ xuyên tạc sự thật. Khi ấy, đúng - sai là rất khó phân biệt.
Đi, gặp và trò chuyện với những con người trên mảnh đất từng nóng hổi bom mìn, tôi nhận ra rằng có một phần “sử sách” đồ sộ nằm trong đầu những người lính cũ. Đó là những con người mà dù sách giáo khoa chưa nhắc, chính sử chưa ghi một dòng, thì nhiều năm qua họ vẫn về Vị Xuyên vào tháng 7. Năm nay, mưa rừng không ngớt nhắc hꦚọ nhớ đến ngày đau thương đã đóng đinh trong ký ức: 12/𒈔7 - ngày mở màn chiến dịch giành lại cao điểm, cũng là giỗ chung của hơn một nghìn người.
Họ sống thay phần người nằm xuống, góp tiền xây đài tưởng niệm trên nền đất xưa kia đặt sở chỉ huy tiền phương, mua dê tặng người d𝓀ân nơi này làm kế sinh nhai, chia sẻ khi đồng đội vướng vòng lao lý làm cháu bé thiệt mạng vì tấm tôn… Với họ, cuộc chiến trong lòng chưa bao giờ kết thúc.
Những người còn sống ấy vẫn dặn tôi rằng, có một phần gương mặt của lịch sử in hằn trên những nghĩa trang. Trên cung đường đi qua nghĩa trang ấy❀, nếu từ thành phố Hà Giang rẽ theo Quốc lộ 2 hơn 20 cây số sẽ vào đến chiến trường ác liệt năm xưa; chạy xe qua Phương Thiện, Phương Độ, Phương Tiến, qua ngã ba Thanh Thủy sẽ thấy đài tưởng niệm; lên cao điểm 468 sẽ thấy một đài hương - nơ💟i hội quân của người còn sống, và cả những người nằm xuống.
Đứng ở đó trông ra xa, sẽ 𒆙thấy các cao điểm 685, 772, 1509, thung lũng Nậm Ngặt... phủ một màu xanh ngắt như không còn dấu tích gì của những trận chiến, xung đột suốt 10 năm. Dưới màu xanh ấy, những vết sẹo chiến tranh còn hằn rất rõ, chằng chịt như vếღt dao ngang dọc trên mặt người.
Ngày 27/7 này, ở bất kỳ đâu, bạn sẽ gặp một người lính cũ. Mỗi con người ấy là một pho chính sử, cho dù phần chính sử ấy chỉ có được bao nhiêu dòng trong sách giáo khoa.