Chị Xa Lệ Thủy. Ảnh:Tiền Phong |
Chị Xa Lệ Thủy là cán bộ Đoàn của huyện Đà Bắc. Đang biên chế, vì chuyện riêng chị xin vào Ngọc Hồi (Kon Tum) làm công tác Đoàn, rồi làm 🌱ở Hội Phụ nữ huyện Ngọc Hồi.
Khi hạnh phúc đang đến gần, chị mắc một căn bệnh quái ác, u não. Căn bệnh khiến ♚cơ thể chị bị liệt một nửa. Chị chỉ còn 29 kg. Đau khổ đến tột cùng, nhiều lúc chị nghĩ đến cái chết.
Sau thời gian dài nằm t🍌rên giường, Thủy đứng dậy tập đi. Trung bình mỗi ngày chị ngã năm lần. Nghe có thuꩵốc hay ở đâu mẹ chị tìm mua bằng được để chữa trị. Rất may, chị đã đi được.
Không thể quay lại làm việc như trước, chị quyết định học viết báo. Do taﷺy phải bị liệt, chị tập viết bằng tay trái. Chị nhớ lại: “Lần đầu cầm lên viết không được, tôi đã vứt đi. Sau mấy ngày tôi nghĩ, ngày xưa thầy Ký còn học viết bằng chân, nay mình vẫn còn tay, chẳng lẽ không viết được”.
Sau bốn tháng miệt mài học viết như đứa trẻ mẫu giáo rồi chị cũng viết được. Chị lên huyện gặp bí thư xiꦚn tài liệu về tập viết bài. Viết xong,🍸 chị gửi báo Hòa Bình. Sau một tháng chờ đợi, hai bài báo của chị được đăng.
Lần đầu được đăng báo chị mừng không kể xiết, chị đọc đi ♒đọc 🔥lại như thuộc từng chữ. Hy vọng không phải ăn bám bố mẹ được thắp lên.
Hứng khởi, chị quyết định đi cơ sở lấy tư liệu. Không đi được xe máy, chị đi xe ôm. Không thẻ nhà báo, không có giấy giới thiệu của cơ quan, chị đến từng xã, xóm giới thiệu mình và xin tư liệuꩲ viết bài. Chị lăn lội đến nhiều xã rất khó đi ở Đà Bắc như Đồng Chum, Tân Pheo, Đoàn ✅Kết, Tân Minh, Trung Thành...
Đi nhiều, viết nhiều nên cánh xe ôm luôn coi chị là khách "ruột". Chị bảo: “Nhuận bút không phải lúc nào cũng đủ sống”. Nhiều chuyến đi𒐪 mất 200.000 đồng xe ôm, về viết một bài tòa soạn chỉ trả 120.000 đồng. Biết nhiều lúc đi là lỗ nhưng những chuyến đi cơ sở khiến chị thấy vui.
Mỗi lần thấy bài của mình được đăng là thấy mình sống có ích cho gia đình và xã hội. Bây giờ một tuần không đi một chuyến đến cơ sở là thấy khó chịu. Ngày nào không được viết là trong lòng bứt rứt và chị không ngủ trước 1 gꦚiờ đêm. Giờ chị thuê hẳn một người đi xe ôm với mức khoán 300.000 đồng mỗi tháng để chở chị đi thực tế, viết bài.
(Theo Tiền Phong)