Nhưng trong 10 ngày qua, số ca nhiễm ở Mỹ tăng vọt lên hơn 4.700, hơn 90 người chết. 49 trong 50 bang ghi nhận ca nhiễm. Các thống đốc bang và thị trưởng thành phố đưa ra một loạt biện pháp để hạn chế người dân đi lꦰại. Tuy nhiên, đây là động thái do các chính quyền địa phương tự đặt ra, k🅰hông có sự đồng bộ và được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Thị trưởng New York Bill de Blasio tuyên bố hệ thống trường công thành phố với 1,1 triệu học sinh sẽ đóng cửa đến sớm nhất là 20/4. Thành phố cũng đóng cửa các quán bar và nhà hàng nhưng được phép cung cấp dịch vụꦿ giao hàng tận nhà.
Mặc dù những biện pháp này làm gián đoạn cuộc sống thường ngà🐬y của người dân, chúng vẫn còn "kém xa so với biện pháp ở Vũ Hán, nơi bắt buộc phong tỏa hoàn toàn", Samuel Brannen, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói. "Nh⭕ưng nếu số ca nCoV tăng vọt ở một hoặc vài địa điểm nhất định, họ có thể triển khai thêm nhiều biện pháp".
"Chúng ta đã thấy Thống đốc New York cho triển khai Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ về mặ💛t hậu cần tại các điểm kiểm dịch. Các bang khác cũng có thể hành động tương tự, giống như cách Trung Quốc huy động lực lượng bán quân sự".
Andrew Cuomo, thống đốc bang New York, bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 950 ca nhiễm và 9 người tử vong tính đến tối 16/3, mỗi ngày đều đưa ra thêm biện pháp, ba🙈o gồm thiết lập một "vùng ngăn dịch" quanh giáo đường ở New Rochelle, được xác định🎉 là cụm dịch.
Tuần trước, Cuomo ra lệnh cấm tụ tập hơn 500 người, đóng cửa nhà hát Broadway, phòng hòa nhạc và các sự kiện thể thao. Ngày 16/3, ông siết chặt hạn chế, cấm tụ tập hơn 50 người, đóng cửa tất cả nhà𓃲 hàng và quán bar. Trước đó, bang New Jersey và Connecticut có động thái tương tự.
Chỉ một tuần trước, chính Cuomo đã ngần ngại cân nhắc học theo biện pháp phong tỏa của Trung Quốc. "Chẳng ai muố﷽n phong tỏa vì làm vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngưꦚời dân. Nhưng chúng tôi cũng coi y tế là ưu tiên. Cần phải cân bằng giữa hai vấn đề", Cuomo nói ngày 12/3.
Cùng ngày, Thống đ𒈔ốc bang ♓Washington Jay Inslee nói rằng bang đang làm tất cả mọi thứ trong khả năng để tránh "làm những gì Trung Quốc đã thực hiện". Bang Washington cấm tụ tập hơn 250 người và kêu gọi những người trên 60 tuổi có bệnh lý không tham dự các cuộc tụ họp ở bất kỳ quy mô nào.
"Chúng tôi hiểu rằng không thể h𒈔iệu quả được 100%. Chúng tôi tin tưởng người dân có 🍒ý thức tốt, tự nguyện tuân thủ vì và nhận thức được họ có thể gây ra hậu quả nếu không làm vậy", Inslee nói.
Tối 16/3, London Breed, thị trưởng San Francisco ở California yêu cầu khoảng 6,7 triệu cư dân thành phố và các quận lân cận ở nhà, trừ trường hợp cần ra ngoài vì nhu cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚầu thiết yếu.
Trong cuộc họp báo ngày 16/3, khi được hỏi về khả năꦚng phong 🦂tỏa toàn quốc, Trump trả lời: "Chúng tôi không phong tỏa toàn quốc nhưng có thể xem xét một số điểm nóng nhất định".
Chính sách phong tỏa quyết liệt dường như đã có hiệu quả với Trung Quốc, nơi phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên vào tháng 12/2019. Sau vài tuần che đậy thông tin và trì hoãn chống dịch, Bắc Kinh áp vòng kiềm tỏa với tỉnh Hồ Bắc 50 triệu dân, bao💞 gồm tâm dịch là thành phố Vũ Hán 11 triệu dân.
Các thành phố lớn⛎ khác như Bắc Kinh và T🔯hượng Hải cũng giám sát chặt chẽ cư dân, chỉ cho họ ra ngoài khi cần đến bệnh viện hay mua nhu yếu phẩm.
𒆙 Trong một tuần gần đây, mỗi ngày Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm vài chục ca mới. Các biện pháp kiểm dịch dần được dỡ bỏ, nhiều doanh nghiệp đã trở lại hoạt động. Biện pháp phong tỏa được coi là yếu tố chính giúp kiềm chế dịch.
Tuy nhiên, biện pháp "kỷ luật thép" này đã bị các học giả phương Tây chỉ trích là "quá khắc nghiệt và vô nhân đạo". "Các chuẩn mực xã hội có thể thay đổi, đe dọa quyền tự do cá nhân. Những biện pháp này có thể kích động chủ nghĩa bài ngoại, chia rẽ cộng đồng trong khi quyền lực của nhà nước được thể hiện quá mức", Wendy Parmet, giám đốc Trung tâm Chính sách và luật y tế tại Đại học Đông Bắc ở Massachusetts, nó🌄i.
Tuy nhiên, số ca nhiễm ở Mỹ đang tăng hàng trăm ca mỗi ngày. 🗹Một báo cáo của Deutsche Bank Research ước tính Mỹ sẽ ghi nhận khoảng 301.000 ca dương tính cho đến đầu tháng 6, khi thời tiết ấm hơn có thể khiến dịch lây lan chậm.
Jon Harrison, nhà chiến lược kinh tế vĩ mô tại công ty TS Lombard ở Anh, đánh giá các lo💧 ngại về biện pháp của Trung Quốc không thể làm l🍒u mờ sự thật rằng họ đã thành công khi đối phó Covid-19. "Biện pháp của Trung Quốc là hình mẫu mà các quốc gia khác cần học theo", Harrison nói.
Trong khi đó, một số người gợi ý Mỹ có thể học theo nước khác như Hàn Quốc. Kanti Bajpai, từ Đại học Quốc gia Singapore, chỉ ra rằng Hàn Quốc đã kiềm chế dịch hiệu quả bằng cách "can thiệp sớm và yêu cầu công chúng đeo khẩu trang mà không cần biện pháp 'bế quan tỏa c🅰ảng' hà khắc Trung Quốc".
Nhưng Brannen tin rằng Mỹ bỏ lỡ cơ hội đó. Những yếu tố giúp Hàn Quốc kiềm chế dịch là hệ thống y tế sẵn sàng đối phó khủng hoảng, thử nghiệm nha♎nh chóng và ý th🧸ức người dân tốt. "Chúng ta đã không làm được điều đó", Brannen nói.
Mỹ từng đối mặt với nhiều khủng hoảng. Sau vụ khủng bố 11/9, chính quyền các cấp đã nhanh chóng phản ứng. Nhưng lần này, khi đối mặt với khủng hoảng y tế, chính Washington đã "kìm chân" phản ứn⭕g, Cuomo nói.
"Các nướ♐c khác đều xử lý trên cơ sở quốc gia. Mỹ thì không. Chính quyền các bang và địa phương không có khả ☂năng hoặc nguồn lực để làm những điều cần thiết", Cuomo viết trong bài xã luận đăng ngày 16/3 trên NYTimes.
Đối với một số người, cách tiếp cận tự nguyện đang diễn ra không 🦂có hiệu quả. Nhưng nhiều nhà phân tích nhấn mạnh rằng các biện pháp "kỷ luật thép" đi ngược lại các giá trị của một xã hội tự do.
"Áp vòng kiềm tỏa với nhiều người là biện pháp quá khắt khe, ảnh hưởng đến cả nhಞững người không gây ra rủi ro cho công chúng", Lawrence Gostin, từ Đại học Georgetown, nói. "Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng, thật khó để tưởng tượng tòa án sẽ chấp nhận những biện pháp gây ảnh hưởng đến quyền tự do như vậy".
Brannen thừa nhận rằng ngay cả trong khủ😼ng hoảng y tế công cộng, cũng phải chú ý cân bằng giữa việc hạn chế đi lại và không vi phạm các quyền cơ bản của con người. "Mỹ chưa từng có động thái như vậy. Về mặt chính trị, sẽ rất khó để chứng minh nhất thiết phải phong tỏa bắt buộc", Brannen nói. "Nếu thực hiện, nhiều người sẽ sửng sốt".
Ông chỉ ra rằng Mỹ không phong tỏa New York ngay cả sau vụ khủng bố 11/9. "Nhưng chúng ta đang trong lúc 'nước sôi lửa bỏng'. Covid-19 đang là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người", Brannen nói. "Đây là vấn đề về sức khỏe con người. Cần đặt n🔯ó lên trên tất cả".
Phương Vũ (Theo SCMP)