Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, đăng tải trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia hôm 2/4. Kết quả của việc truyền huyết tương là nồng 🏅độ virus trong cơ thể bệnh nhân giảm nhanh chóng.
10 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tuổi từ 34 đến 78, đều mắc Covid-19 và có triệu chứng nguy hiểm như khó thở, tức ngự🎶c. Mỗi người được truyền 200 ml huyết tương. Sau ba ngày, các bệnh nhân dứt sốt và giảm ho. Chức năng gan và phổi cũng như nồng độ oxy trong máu cải thiện đáng kể. Số lượng tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật - tế bào lympho - cũng tăng lên, nồng độ kháng thể vẫn cao sau khi truyền dịch, các chuyên gia cho biết.
Đặc biệt một bệnh nhân nam, 42 tuổi, bị bệnhജ nặng, chỉ 🐠sau hai ngày điều trị bằng huyết tương đã có thể bỏ máy thở, hô hấp bình thường. Các nhà khoa học coi đây là kết quả "đáng chú ý".
Nhóm nghiên cứu khác đến từ Bệnh viện Nhân dân Số ba, Thâm Quyến, cũng sử dụng biện pháp tương tự cho 5 bệnh nhân nguy kịch. Triệu chứng của họ được cải thiện trong vòng 10 ngày. Ba người được dừng thở máy. Báo cáo sơ bộ về thử nghiệm được đăng 🦋tải trên Tạ🅠p chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA).
Những phát hiện mới nhất làm ཧtăng hy vọng vào liệu phá💃p này.
Nếu chứng minh được độ h🐎iệu quả và an toàn thô💛ng qua các thử nghiệm lâm sàng khác, truyền huyết tương có thể là lời giải cho bài toán khan hiếm máy thở ở nhiều quốc gia.
Theo công bố của Hiệp hội Hồi sức cấp cứu (SCCM), Mỹ dự trữ khoảng 20ꦅ0.000 máy thở. Tuy nhiên, cơ quan cũng ước tính🎉 có khoảng 960.000 bệnh nhân sẽ cần dùng đến thiết bị này trong đại dịch. Tình trạng khan hiếm còn trầm trọng hơn ở Anh. Bộ Y tế Anh cho biết chỉ có hơn 8.000 máy.
Thở máy (hay thông khí cơ học) không phải biện pháp điều trị Co൩vid-19. Đây là hình thức hỗ trợ hô hấp trong quá trình chờ bệnh nhân hồi phục, theo chuyên gia về phổi của Hệ thống Y tế Đại học Miami ở Florida. Có từ 40 đến 50% bệnh nhân suy hô hấp nặng tử vong khi đang thở máy. Trong khi đó, 80% bệnh nhân Covid-19 tại New York điều trị bằng biện pháp này vẫn qua đời, theo báo cáo của giới chức bang và thành phố.
Liệu pháp huyết tương từng được sử dụng trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, trước khi có vaccine hoặc thuốc kháng virus, dựa trên một khái niệm y học có tên gọi "miễn dịch thụ động". Những người đã khỏi một bệnh nhiễm tr𒐪ùng thường phát triển kháng thể, lưu thông trong máu, có khả năng bất hoạt mầm bệnh. Truyền huyết tương - dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra - có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người bệnh, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn.
Ông Xiaoming Yang, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Quốc gia về Vaccine ở Vũ Hán, nhận định đây có thể là biện pháp cấp cứu tiềm năng đối với các ca bệnh nặng. Tuy nhiên ông cảnhꩲ báo cần thực hiện nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Th𒁃ực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thử nghiệm lâm sàng liệu pháp huyết tương cho các bệnh nhân nguy kịch trong trường hợp không có lựa chọn khả quan hơn.
Thục Linh (Theo Telegraph, Guardian)