Dựa trên kh🅺ả năng tấn công tế bào ung thư của hệ miễn dịch, nhóm khoa học Đại học Cardif🐷ff tìm kiếm những cơ chế tấn công khối u tự nhiên mới của hệ miễn dịch. Kết quả, họ phát hiện một tế bào T đặc biệt trong máu có khả năng tấn công, tiêu diệt một loạt các khối u ung thư, như ung thư phổi, da, máu, ruột kết, vú, xương, tuyến tiền liệt, buồng trứng, thận, cổ tử cung. Đặc biệt, các mô bình thường không bị ảnh hưởng khi điều trị.
Tế bào T này tương tác với phân tử MR1 trên bề mặt mọi tế bào trong cơ thể. Khi một tế bào bị ung thư, MR1 t🌊rên bề mặt tế bào đó phát tín hiệu giúp tế bào T phá♊t hiện và tiêu diệt.
"Phát hiện này mở ra triển vọng về một phươngꦺ pháp điều trị tất cả các loại ung thư", giáo sư Andrew Sewell, thành viên nhóm nghiên cứu nói. "Trước đây, không ai tin điều này có thể xảy ra".
Từ phát hiện này, nhóm khoa học Anh phát triển một liệu pháp miễn dịch duy nhất điều trị hầu hết các loại ung thư. Họ lấy mẫu máu bệnh nhân ung thư. Các tế bào ♓T được trích xuất từ mẫu máu, rồi được biến đổi gene thành thụ thể phát hiện ung thư. Tế bào biến đổi gene sẽ được nuôi cấy thành số lượng lớn trong phòng thí nghiệm, rồi tiêm lại vào cơ thể người.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mới thử nghiệm phương pháp này trên động vật và các tế bào người trꦏong phòng thí nghiệm. Nhiều cuộc kiểm tra độ an toàn sẽ được tiến hà✱nh trước khi thử nghiệm trên con người bắt đầu.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Immunology hôm 20/1.
Các phương pháp điều trị ung thư trước đây như liệu pháp tế bào CAR-T đạt được những hiệu quả rõ rệt, giúp một số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối dần khỏi bệnh. Song, hướng điꦇều trị này không đạt nhiều hi🦩ệu quả với những loại ung thư hình thành khối u.
"Chúng tôi là nhóm đầu tiên mô tả cách một tế bào T t🏅ìm kiếm phân tử MR1 trong tế bào ung thư. Việc làm này chưa từng được thಌực hiện trước đó", nhà nghiên cứu Garry Dolton chia sẻ.
"Nghi♛ên cứu có ‘tiềm năng lớn’, song vẫn còn quá sớm để khẳng định phương pháp này hiệu quả với tất cả các bệnh nhân ung thư", Lucia M♎ori và Gennaro De Libero từ Đại học Basel, Thuy Sĩ nói.
"Chắc chắn đây là một phát hiện rất thú vị, v💞ừa mở rộng hiểu biết về hệ miễn dịch, vừa mang đến tiềm năng hướng điều trị ung thư mới trong tương lai", Daniel Davis, giáo sư miễn dịch học Đại học Man𝓀chester nói.
Lê Hằng (Theo BBC)