- Từng làm việc với chuyên gia Mỹ ở các phim như "Love Letter From An Open Grave", "Death Warriors"... và đã hợp tác với Victor Vũ trong nhiều phim Việt, chị thấy sự khác biệt lớn nhất khi hóa trang cho phim ở Mỹ và Việt Nam là gì?
- Ở Mỹ, nghề trang điểm và công việc hoá trang cho các bộ phim được đặc biệt chú trọng vì nó đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành cô🎐ng của tác phẩm về mặt hình ảnh. Bằng chứng là có hẳn một giải Oscar dành cho hoá trang. Tại Việt Nam, khâu này hoàn toàn bị coi nhẹ trong sản xuất, các liên hoan phim cũng không có giải cho lĩnh vực này.
Mỗi bộ phim sản xuất tại Mỹ tùy theo độ phức tạp của tạo hình nhân vật, các công đoạn hóa trang được chuẩn bị từ trước khi bấm máy rất lâu. Bộ máy vận hành để ra sản phẩm hoá trang cho diễn viên gồm nhiều nghệ sĩ phụ trách. Ví dụ với nhân vật Silver Surfer trong Fantastic 4: The Rise of Silver Surfer, sau khi bàn bạc cùng đạo diễn, người đứng đầu tổ hoá trang sẽ vẽ phác thảo nhiều bản tạo hình. Sau đó, người làm ma-két sẽ tạc tượng 3D cho đạo diễn hình dung ra nhân vật. Khi chọn được tạo hình chuẩn, sẽ có bộ phận chuyên nặn tượng và làm khuôn; rồi tới bộ phận đổ các miếng silicon hay chất liệu đặc biệt. Sau đó là đến nhóm sơn, vẽ, làm màu trên silicon và cuối cùng mới thử trên diễn 🐓viên cho đến lúc hoàn chỉnh và đạo diễn ưng ý. Khi ra hiện trường, tất cả đều sẵn sàng, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
Ở Việt Nam tất cả khâu này chưa có công ty nào làm, chưa có ai làm, thậm chí nhiều người còn không có kh꧙ái niệm.
- Với tình hình hiện nay ở Việt Nam, chị đã gặp phải những khó khăn gì lúc làm nghề?
- Một số nhà sản xuất cho rằng khâu hoá trang không quan trọng lắm nên thường liên hệ rất sát lúc bấm máy. Người hoá trang sẽ không có đủ thời gian để chuẩn bị như tạo hình nhâꦡn vật, nguyên vật liệu, các công đoạn đan râu tóc, tạc tượng, đổ khuôn silicon... Với thời gian gấp gáp như vậy, khi bấm máy chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và hiệu quả công việc không cao, lãng phí về quản lý sản xuất và thiếu chuyên nghiệp. Đôi lần tôi bắt buộc phải từ chối một số dự án vì thấy quá gấp gáp, không đủ thời gian chuẩn bị mặc dù tôi rất thích.
- Cộng tác với đạo diễn Victor Vũ qua nhiều phim như "Thiên mệnh anh hùng", "Cô dâu đại chiến 2", "Quả tim máu" hay "Scandal: Hào quang trở lại"... việc hóa trang cho diễn viên nào khiến chị thấy ấn tượng nhất?
- Tôi may mắn vì Victor Vũ là người luôn thách thức tôi phát huy sở trường. Tất cả phim của anh♋, ít hay nhiều, đều yêu cầu tạo hình nhân vật phải có sự khác biệt.
Tôi nhớ nhất với nhân vật bà già ma quái đi giữa đám tang trong phim Scandal: Bí mật thảm đỏ. Nhân vật này hoá trang tưởng đơn giản♏, khuôn mặt và tóc trắng toát nhưng thật ra lại kỳ công, với toàn bộ phần trán của diễn viên là trán giả bằng silicon để tạo cảm giác dữ dằ𝔍n, ma mị. Nhân vật trông phải không giống người thường, phải nổi trội giữa một đám đông, đồng thời mang tới cho khán giả vẻ giật gân và rùng rợn.
- Trong "Scandal: Hào quang trở lại", chị từng hóa trang cho diễn viên Trang Nhung thành "xác cháy" chỉ vỏn vẹn trong một giờ. Chị đã làm thế nào để xoay xở?
- Đạo diễn cho tôi thời gian chuẩn bị các công đoạn từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên, ngay cả nguyên vật li🌟ệu sẵn có khi mang ra hiện trường cũng cần thời gian để thực hiện. Với cảnh "xác cháy" của diễn viên Trang Nhung, tôi đã thông báo trước cần hai tiếng để tiến hành tại hiện trường. Nhưng quay ngoại cảnh, lúc ấy trời sắp sáng, tôi buộc phải rút ngắn thời gian càng nhiều càng tốt. Tôi nghĩ nếu chuẩn bị tốt và có nhiều phương án dự phòng, các tình huống khẩn cấp như thế sẽ được giảm bớt.
- Khí hậu Việt Nam gây khó khăn gì cho chị trong việc giữ gìn lớp hóa trang?
- Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, đó là một bài toán khó cho việc giữ lớp hoá trang trên mặt diễn viên. Dưới nhiệt độ thông thường cộn🥂g với độ nóng của đèn quay phim, các diễn viên đổ mồ hôi rất nhiều nên keo dán hóa trang không thể giữ được lâu và phải liên tục chỉnh sửa. Tôi cũng tính toán và sử dụng nguyên liệu cho phù hợp với vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.
- Nghề hóa trang không chỉ đòi hỏi tay nghề mà còn cả sự nhanh nhạy, bắt kịp các loại máy móc tiên tiến. Vậy cách trang điểm cho diễn viên trước máy quay Blue Ray, HD hay 3D có điểm gì khác nhau?
- Mỹ phẩm và phương thức trang điểm của phương Tây hoàn toàn khác với Việt Nam. Các hãng phim tư nhân Việt Nam đã đầu tư thiết b꧑ị quay thế hệ mới, hệ thống rạp chiếu hiện đại theo chuẩn quốc tế, truyền hình cũng phát sóng HD, nên về mặt thiết bị nói chung ta đã cập nhật kịp thế giới♏ nhưng kỹ thuật trang điểm vẫn theo kiểu cũ.
Hồi mới về, khi tôi gửi báo giá thiết bị, mỹ phẩm dành cho các dự án phim, nhiều nhà sản xu♋ất thắc mắc, ngạc nhiên nhưng cũng may họ ủng hộ ngay sau khi nghe tôi giải thích và đồng ý đầu tư. Tôi cũng đang cố▨ gắng chia sẻ kỹ thuật trang điểm mới để các bạn trẻ ở Việt Nam yêu thích nghề hoá trang, trang điểm có thể cập nhật.
- Việc trang điểm cho diễn viên khi xuất hiện trên sân khấu khác biệt thế nào so với khi đứng trước máy quay?
- Khác biệt hoàn toàn cả về kỹ thuật lẫn chất liệu. Trang điểm cho diễn viên trên sân khấu phụ thuộc vào độ lớn, khoảng cách từ sân khấu tới khán giả, ánh sáng🐈 và thậm chí nhiều chương trình tính cả sàn sân khấu dùng chất liệu gì. Khi đó, độ đậm nhạt, hình khối, màu sắc, cường điệu của phần make-up sẽ được quyết định. Còn trang điểm cho diễn viên trong phim quan trọng về độ tinh tế, sát với thực tế, nên ngoài kỹ thuật tô vẽ, việc sử dụng nguyên vật🥂 liệu phù hợp với ánh sáng, máy quay rất quan trọng.
- Một số diễn viên nổi tiếng, như Angelina Jolie chẳng hạn, cũng mắc lỗi trang điểm sử dụng phấn bắt sáng lúc lên thảm đỏ như khi đóng phim, khiến gương mặt loang phấn dưới ánh đèn flash. Chị có thể giải thích về điều này?
- Đây là lỗi mà rất nhiều sao mắc phải trên thảm đỏ. Khi lựa chọn mỹ phẩm, người trang điểm cần hiểu rõ sản phẩm đó có tác dụng gì, sử dụng thế nào, cho mục đích gì. Ví dụ diễn viên Angelina Jolie chụp ảnh mặt bị loang lổ phấn trắng, ở đây người trang điểm dùng phấn phủ không hợp với đèn flash của máy ảnh. Loại phấn đó làm từ hạt phấn có nhũ siêu mịn ꦐphản chiếu lại với ánh sáng lạnh của đèn flash nên lên ảnh sẽ thấy rất rõ, trong khi mắt thường không nhìn thấy. Loại phấn này thường chuyển màu trắng xanh khi gặp ánh sáng mạnh của đèn flash.
Tôi ꦛđã gặp khá nhiều trường hợp tương tự. Sau khi trang điểm cho một số sao đi sự kiện, hay đóng phim, trước khi bước lên thảm đỏ, hay ra sân khấu, các bạn tự ý 🧸dậm thêm phấn nhũ vì khi soi gương trông mặt sẽ sáng hơn nhưng thực tế sẽ bị "lốp" sáng, lên ảnh, tivi, phim sẽ không đẹp.
- Chị có lời khuyên nào cho những bạn trẻ muốn theo đuổi con đường như chị?
- Khổng Tử có câu: "Hãy chọn một công việc bạn yêu thích, và bạn sẽ chẳng phải làm việc một ngày nào trong đời". Tôi ngh🃏ĩ rằng nếu mình có đam mê, làm việc sẽ giống✅ như chơi.
Sinh ra tại Hà Nội, Lilian Trần học vẽ từ khi mới 6 tuổꦫi. Đến năm 17 tuổi, cô sang Mỹ học trang điểm và bắt đầu sự ng𒅌hiệp trở thành chuyên gia make-up chuyên nghiệp. Đến năm 2004, cô chuyển sang Canada và từng làm việc với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Mario Miotti, John Ortner. Lilian Trần từng cộng tác với các chuyên gia Mỹ qua các bộ phim như Love Letter From An Open Grave, Death Warriors... Năm 2009, cô trở về Việt Nam và trở thành chuyên gia trang điểm cho phim: Thiên mệnh anh hùng, Lời nguyền huyết ngải, Scandal: Bí mật thảm đỏ, Scandal: Hào quang trở lại... |
Thùy Liên thực hiện