Phiên bản 1.0 của khung xương trợ lực được giới thiệu ngày 26/10 là một phần trong dự án trị giá 5,74 triệu USD kéo dài 4 năm của Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn trên đảo Đài Loan.
Hệ thốn𒐪g trợ lực cho thân dưới có thể giúp tăng sức bền của binh sĩ phòng vệ mặt đất Đài Loan, theo đề xuất ngân sách quân sự năm tài khóa 2022 của hòn🔥 đảo.
Nhậm Quốc Quang, t𒁏rưởng nhóm phát triển dự án được mệnh danh là "Chương trình Người sắt đảo Đài Loan", cho biết bộ khung xương trợ lực được phát triển từ năm 2020 nhằm "giảm bớt mệt mỏi cho binh sĩ khi mang vác nặng".
Ông Nhậm cho biết khun🌠g xương trợ 🥃lực giúp giảm áp lực lên khớp chân và khớp hông, nhằm hỗ trợ binh sĩ mang vác nặng khi chiến đấu hoặc cứu hộ thảm họa.
"Chúng có thể hỗ trợ binh sĩ vận🅠 chuyển đạn dược và vũ khí hạng nặng, đồng thời tăng tính cơ động và hiệu quả của lực lượng phòng vệ trong các nhiệm vụ cứu hộ 🉐thời chiến hoặc sau thảm họa", ông Nhậm nói và cho biết phiên bản 2.0 của khung xương trợ lực sẽ được phát triển vào năm 2023.
Phiên bản 1.0 cho phép binh sĩ nâng vật nặng dễ dàng và di chuyển với vận tốc tới 6 km/h. Các bộ khung xương trợ lực dùng pin lithium với th𒁃ời gian sử dụng tới 6 tiếng sau khi sạc.
Phiên bản 2ꩲ.0 có thể cho phép người sử dụng nâng vật nặng lên tới 100 kg, "rất hữ👍u ích trong di chuyển đạn dược và thương binh thời chiến", ông Nhậm nói.
Ngoà💖i lực lượng phòng vệ của đảo Đài Loan, quân đội một số nước như Mỹ, Nhật Bản và Canada cũng đang phát triển công nghệ khung xương trợ lực trong hoạt động quân sự. Các quan chức cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết thông tin chi tiết về trang bị này đang được bảo mật.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần, đồng thời l⛄iên tục n✨âng cấp trang bị khí tài lẫn tổ chức diễn tập đổ bộ chiếm đảo.
Trung Quốc đan🥂g phát triển một bộ khung xương trợ lực riêng cho binh sĩ, có khả năng hỗ trợ nâng vật thể 20 kg và giảm chấn thương khi mang vác vật thể quá nặng.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)