Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 681, trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, kể 🅰lại, ông cùng đồnౠg đội đã hành quân liên tục 24 ngày từ Lạng Sơn, qua Đèo Khế, Lũng Lô, Cò Nòi, Pha Đin đến Điện Biên. Đoàn quân đêm thì đi, ngày thì sẵn sàng chiến đấu, trên lưng mang đồ đạc và vũ khí rất nặng.
Vị lính già năm nay đã 93 tuổi cho hay khi chiến dịch giành thắng lợi vào ngày 7/5/1954, quân ta bắt h🦋ơn 16.000 quâ♚n địch. Chiến thắng vang dội này đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp ở Đông Dương, gây chấn động địa cầu. Khi đó bộ đội cùng nhân dân các dân tộc ở Điện Biên ôm nhau nhảy múa trên đường. Hòa lẫn tiếng khóc vui mừng còn có những người nức nở vì không tìm được người thân của mình.
Trung tướng Mậu xúc động nhắc lại chiến thuật của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ đán෴h nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc, giúp giảm đáng kể thương vong cho binh sĩ.
Còn ông Nguyễn Tiếꦅn Thụ, nguyên đội phó đội phá bom mở đường vào Điện Biên Phủ, bày tỏ niềm tự hào♕ vì được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi thanh niên xung phong cũng như bộ đội, phải đảm bảo nhiệm vụ cho đến ngày kháng chiến thành công.
Năm 1953, Bác Hồ chỉ thị thành lập Đoàn thanh niên xung phong Trung ương, lấy 🎶mật hiệu là đoàn XB. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn thì XB có 1,6 vạn cán bộ൲, góp phần bổ sung cho bộ đội 6.000 chiến sỹ.
Đội phá bom mở đường của ông Thụ đảm nhận nhiệm vụ tại ngã ba Cò Nòi, là điểm ác liệt nhất trong số các ngả đường vào Điện Biên Phủ. Đây là con đường độc đạo nối Đường 13 từ Việt Bắc lên và Đường 41 từ Khu Bốn, Khu Ba ra, dẫn đến Điện Biên. Pháp đã tính tọa độ ném bom ở đây rất hiệu quả, ném một quả bằng 2-3 quả ở nơi khác. Trung bình mỗi ngày Cò Nòi hứng chịu 300 quả ♔bom và tổng số là 70 tấn bom♕ đạn. Nhiệm vụ của thanh niên xung phong lúc đó là phá bom, mở đường, rất nhiều người hy sinh.
Trong hơn hai t🔯háng, hơn 100 chiến sỹ hy sinh, hơn 100 chiến sỹ bị thương phải chuyển về hậu phương. Có những đồng đội của ông Thụ sau khi hy sinh, anh em đồng đội phải đi gom nhặt từng mảnh thi thể để chôn cất.
Tại đầu cầu Trường Sa, Đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng HQ-505, bày tỏ vinh dự từng có mặt trong đoàn tàu💮 không số trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, vận chuyển hàng nghìn tấn hàng, vũ khí, lương thực từ Bắc vào Nam, góp phần giải phóng miền Nam ngày 30/4/1975, thống nhất đất nước.
Ông Lễ nói, t⛦rên hành trình đầy gian nan trên b⛄iển, có hàng trăm cán bộ chiến sỹ đã hi sinh, nhưng các đồng chí của ông không hề nao núng, quyết tâm bám biển, bám đảo để hoàn thành nhiệm vụ.
Gợi lại thời kỳ đầu mới được giải phóng, Trường Sa lúc đó chỉ là bãi san hô, giờ đây được xây dựng thành một địa điểm xanh, sạch đẹpꦡ và ngày càng phát triển, Thượng tá Phạm Văn Hòa, chỉ huy trưởng đảo Trường Sa bày tỏ mong muốn, Trường Sa trong tương lai gần sẽ trở thành một điểm du lịch của Việt Nam, với thềm san hô trên 132.0000 m2 và nhiều loại hải sản quý.
Ông David Nguyễn, Việt k🌼iều Mỹ, lần đầu tiên thăm đảo Trường Sa 𒈔chia sẻ rằng việc có mặt trên đảo và hát vang ở Trường Sa là niềm hạnh phúc lớn lao. Ông cũng bày tỏ vui mừng vì tận mắt thấy những công trình kiên cố, khang trang trên đảo và cuộc sống đầy ý nghĩa của cả quân và dân.
Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, đây là đoàn Việt kiều thứ ba ra thăm Trường Sa, kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 39 năm Giải phóng miền Nam. Ông Sơn mong các chiến sỹ hải quân nêu cao tinh thần đoàn kết hữu nghị, hợp tác, hòa bình trong chính sách đối ngoại c🍷ủa Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân, khẳng định, thế hệ hải quân ngày nay nối tiếp tinh thần của cha anh, luôn làm chủ🍰 vũ khí hiện đại để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của đất nước.
Việt Anh