- Từ khi nào chị muốn trở thành nhà văn?
- Nói về chuyện viết lách thì từ khi học cấp 1 tôi đã thích viết rồi, chꦓủ yếu là viết vẩn vơ, và sáng tác văn thơ linh tinh. Tôi nghĩ nó xuất phát từ sự lãng mạn của mình, tôi lãng mạn ngay từ nhỏ. Cả khoảng thời gian đi học, dù là học sinh chuyên văn mấy năm liền, nhưng tôi chưa bao giờ là gương mặt xuất sắc của lớp về môn này. Ở lớp khi ấy có rất nhiều bạn giỏi hơn, tôi thấy mình không làm hay được trong việc phải viết lách hay sáng tạo một bài văn, một câu chuyện theo một đề bài, một khuôn mẫu hay một cấu trúc nhất định. Tôi thích viết những thứ của riêng tôi, thích tạo ra những cuộc sống, những thế giới riêng trên những trang giấy và không ai được phạm thị vào. Tất cả những yếu tố ấy làm nên tố chất của tôi và những tác phẩm được tạo🍸 ra từ đấy.
Tôi không ng👍hĩ nhiều đến chuyện có trở thành một nhà văn thực sự hay không? Chỉ đơn giản là thích viết, luôn viết. Và khi đã viết thì sẽ có sự nꦫghiêm túc và cầu tiến với ngòi bút của mình.
- Chị định dạng tác phẩm của mình trước khi viết hay để nó đến tự nhiên?
- Mỗi cuốn sách, tôi có một câu chuyện riêng để kể, câu chuyện ấy có thể đến từ thực tế cuộc sống xung quanh, hoặc có thể đến từ những ước mơ của tôi. Nhiều khi tôi bị ám ảnh bởi một 𒉰câu chuyện hoặc một vài tình tiết đã xảy ra trong cuộc sống... và mọi thứ cứ quay đi quay lại trong tâm thức, cứ như vậy cho đến khi tôi buộc phải viết. Những tác phẩm của tôi luôn gần với thực tế cuộc sống, tôi có thói quen đã gắn bó với một nơi nào đó rồi thì sẽ viết về nó, nhiều lúc không chỉ là sự gắn bó thể xác, thực trạng, mà còn là sự gắn bó trong tinh thần.
- Chị nghĩ sao về việc chuyển sang viết truyện ngắn để làm mới mình?
- Tôi đã bao giờ cũ trong tiểu thuyết đâu.
- "Người tình Sài Gòn" viết về đồng tính, ngoại tình và một nghề nghiệp không mấy hiện thực (nghề nói chuyện của cô gái tên Du). Nguyễn nhân gì khiến chi chọn đề tài này?
- Những vấn đề đó hiển hiện ngay trong cuộc sống xung quanh tôi, trong những mối quan hệ thường ngày, đến nỗi tôi nhìn vào những điều đó như nhìn thấy bản thân mình. Cuộc sống của tôi kỳ lạ và thú vị lắm, trong t💝ừng giai đoạn, lại xuất hiện những diễn biến mới, những nhân vật mới, những mối quan hệ mới, những t🧸ình cảm mới, những khúc mắc và quanh co mới... và tất cả chừng ấy thứ đi vào tác phẩm của tôi. Tôi xem đó là sự tiếp nhận.
Tinh thần của "người tình Sài Gòn" không phải là về đồng tính, không phải về ngoại tình hay cái nghề nói chuyện với tất cả mọi người... tất thả𒉰y đều là những đi🦋ều rất nhỏ trong vạn điều của cuộc sống, đều là những lẽ thường tình như "đến" rồi "đi". Sau tất cả, những gì còn lắng đọng lại là những điều tôi muốn nói đến.
- Văn chương là một nghề khắc nghiệt với bất cứ người cầm bút nào, nó đòi hỏi sự tập trung cao độ cho từng trang viết, câu chữ, và sau mỗi khi vắt kiệt sức mình như thế, người ta thường rơi vào trạng thái ngẩn ngơ, trống rỗng. Chị thì sao?
- Tôi không nghĩ tất cả người viết đều rơi vào trạng thái như vậy sau khi kết thúc một tác phẩm. Nếu bảo là ngẩn ngơ, trống rỗng thì hóa ra cuộc sống của người cầm bút không có gì thú vị hơn những trang giấy sao? Tất nhiên là sẽ để lại những cảm xúc nhất định nào đấy, không tránh được, đối với tôi đó là sự hụt hẫng... như vừa chia tay một người tình vậy, rồi vẫn phải sống😼, vẫn phải đi tiếp với cuộc đời, và gặp những người tình khác.
Các tác phẩm của tôi: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore hay cả Người tình Sài Gòn đều chไo tôi cả🍷m giác như nhớ đến những người tình đã đi qua đời mình.
Những người cầm bút chuyên nghiệp sẽ biết cách tồn tại với nghề của mình, nhưng nếu có ai thực sự không thoát ra được trạng thái ngẩn ngơ, trống rỗng như bạn nói thì tôi nghĩ, cách duy nhất để vượt qua nó là tìm 💟đến với một người tình mới.
Linh Lê tên thật là Nguyễn Huyền Linh, sinh năm 1986 tại Đà Nẵng trong một gia đình có truyền thống về văn chương. Cô từng đoạt các giải thưởng dành cho thơ ca và truyện ngắn trong cuộc thi v🔯iết do Hội văn nghệ thiếu nhi thành phố Đà Nẵng tổ chức năm 1999. Ngoài viết văn, làm thơ, Linh Lê còn thích vẽ tranh. Đến nay, Linh Lê đã xuất bản các tiểu thuyết: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore và nay là Người tình Sài Gòn. |
* Ảnh: Vẻ xinh đẹp của nữ nhà văn trẻ |
Thục Quang thực hiện