Nghệ sĩ múa vừa trở về từ Trung Quốc nhân Đẹp Fashion Show lần 5 có cuộc trò chuyện với VnExpress.
- Lý do gì khiến chị nhận lời tham gia chương trình thời trang này?
- Đây không phải lần đầu tiên tôi tham gia Đẹp Fashion Show. Hồi 2005, tôi đã𒀰 được mời trình diễn, nhưng là trên sàn catwalk. Không phải là người mẫu chuyên nghiệp, nên thực sự tôi không tự tin lắm. Đến chương trình lần này lại khác, tôi nhận được lời mời với lời hứa "sẽ được múa thoải mái". Như vậy đúng sở trường của tôi rồiꩲ.
Một lý do khác là, ở Trung Quốc tôi học chuyên ngành múa dân gඣian. Nhận lời tham gia, tôi sẽ được chị Trần Ly Ly dạy múa hiện đại. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để tôi được về Hà Nội, được tập ở trường Múa - cái nôi của nghệ thuật múa VN.
Cũng có một nguyên do cá nhân nữa, nhờ Đẹp Fashion Show, hai mẹ con tôi được ở với nhau suốt một tuần, cùng đi thăm họ hàng ngoài Bắc. 20 năm rồi, mẹ ♊tôi (nghệ sĩ múa Vương Linh) mới thực sự trở lại thủ đô, trở lại trường Múa - nơi mẹ tôi học tập trước đây.
Diễn viên múa Linh Nga. Ảnh: quochuyphoto.com. |
- "Bí ẩn của linh hồn" là một vở diễn về tình yêu, tâm linh. Còn chị từng tâm sự, mình chưa bao giờ yêu say đắm. Chị có bao nhiêu tự tin để diễn đạt vai người đang yêu?
- Thực ra đây không phải là lần đầu tiên tôi diễn về tình yêu. Tôi từng có tác phẩm Khoảng cách, dựa trên nhạc nền của bộ phim The Bodyguard cũng ��về đề tài này. Tôi đã được học về nghệ thuật biểu hiện, đứng trước gương, cô giáo bảo cười là cười, bảo khóc là khóc. Thế nên, tôi không bất ngờ khꦡi gặp một kịch bản về tình yêu.
- Vậy chị có lo lắng gì với vở thời trang này?
- Bình thường tôi múa theo bài, mỗi bài khoảng 5-6 phút. Nhưng đây là một vở diễn, có kịch bản xuyên suốt, nhân꧟ vật của tôi thỉnh thoảng mới xuất hiện. Cứ đi ra đi vào như thế, tôi sợ bị đứt mạch biểu diễn, không nhập tâm được. Tôi ngại nhất là bꦫị đơ trên sân khấu.
Tôi đã được dạy rằng, khi biểu diễn, hãy quên tất cả đi, hãy quên mình là Linh Nga đi, chỉ còn lại âm nhạc và những động tác cơ thể♊.
- Theo chị, vẻ đẹp hình thể quan trọng thế nào đối với diễn viên múa?
- Dĩ nhiên, một diễn viên múa mà sở hữu gương mặt🍸, cơ thể đẹp thì không gì hơn rồi. Nhưng tôi biết có những nghệ sĩ không đẹp, họ có thể thấp, béo, hoặc gày, song lại hút hồn người xem bằng 🔯ánh mắt xuất thần, động tác biểu cảm. Vậy nên, đối với nghệ sĩ múa, quan trọng nhất là thể hiện được tâm hồn, cảm xúc qua chuyển động cơ thể và cảm nhận âm nhạc tốt.
- Bản thân chị thấy mình đẹp nhất khi nào?
- Tôi thấy mình đẹp nhất khi diễn xong, xem lại băng. Đến bố mẹ là người thân yêu nhất của tôi cũng nhận xét: "Con qu✤yến rũ nhất khi ở trên sân🍨 khấu". Tôi biết không phải lúc nào mình cũng xinh đẹp. Tôi chỉ đẹp khi ở trong không gian của mình, chỉ đẹp khi múa.
- Ở VN, với khái niệm vở thời trang, năm ngoái là "Cơn ác mộng của người thợ may", và giờ đây là "Bí ẩn của linh hồn", dường như thời trang đã rất gần với múa. Chị đánh giá thế nào về điều ấy?
- Tôi rất vui vì thấy rằng người VN ngày càng quan tâm đến nghệ thuật múa hơ✤n. Hai chương trình Đẹp Fashion Show đó muốn thông qua múa để khán giả biết đến thời trang. Người mẫu không chỉ có việc thay đổi quần áo và đi lại như trên sàn chữ T, mà phải trình diễn vũ đạo, thể hiện tâm trạng, để cho thấy cái hồn của nhân vật, của trang phục. Các môn nghệ thuật khác cũng đều phải nhờ đến múa: ca sĩ biểu diễn có vũ đoàn phụ trợ, điện ảnh bắt đầu quan tâm đến đề tài vũ công, vũ sư... Ở TP HCM, Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen cũng tổ chức các chương trình múa định kỳ hằng tháng.
Ảnh: quochuyphoto.com. |
- Nhưng như vậy là múa vẫn chỉ được biết đến thông qua các bộ môn nghệ thuật khác, mà rất ít cơ hội đứng độc lập. Là một người quyết tâm theo nghề, chị nghĩ sao trước tình hình ấy?
- Chúng ta còn thiếu biên đạo, thiếu diễn viên múa quá. Mà không có biên đạo thì làm gì có tiết mục cho nghệ sĩ diễn, cho khán giả xem? Rất nhiều người ൲đi học múa ở nước ngoài rồi không về nữa. Hoặc có người học nghề này rồi lại 🌸theo đuổi công việc khác.
- Chị cũng đang đi học ở nước ngoài. Nghệ thuật múa VN có thể hy vọng gì ở Linh Nga?
- Nă♑m tới, tôi tốt nghiệp. Nếu có cơ hội thực tập, có thể tôi ở lại Trung Quốc thêm 1-2 năm, sau đó chắc chắn sẽ về VN. Tôi có lợi thế là bố mẹ đều làm cùng nghề, dễ dàng chia sẻ, thông cảm với tôi.
Một điều nữa mà mọi người có thể yên tâm là chắc chắn tôi sẽ không bỏ nghề múa. Tôi đã theo học 10 năm, càng chuyên sâu càng thấy mình không dễ dàng bỏ ngang sang ng༺hề khác. Như chị Thảo Dung, Mỹ Duyên, có thể thành công với điện ảnh, nhưng xong phim rồi các chị lại quay về dạy múa. "Đã mang cái nghiệp vào thân" mà.
Đan Ngọc thực hiện