Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, ngày 16/11 chia sẻ lên mạng xã hội X h𒈔ình ảnh thành viên Lữ đoàn Cơ giới số 24 Ukraine phủ lưới thép trên nóc chiến hào lầy lội tại tỉnh Donetsk.
Chuyên gia này cũng đăng ảnh binh sĩ Nga ở🧸 tỉnh Kherson dựng lưới thép để che chắn lối vào một hầm trú ẩn. "Đây là phương pháp đơn giản để bảo vệ binh sĩ khỏi máy bay không người lái (UAV) góc 🎐nhìn thứ nhất", ông Lee nhận định.
UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) là phi cơ điều khiển từ xa bằng tay cầm và bộ thiết bị đeo trên đầu, giúp người sử dụng có góc nhìn chân thực giống như đang ngồi tr♛ong buồng lái máy bay. Cơ chế đó giúp người điều khiến có thể cho UAV quần lượn trên bầu trời, sau đó lao vào mục tiêu và phát nổ với độ chính xác cực cao.
Nhờ khả năng điều chỉnh hướng bay theo thời gian thực, UAV tự sát kiểu này có thể lao vào cửa hඣầm trú ẩn hoặc hố cá nhân hay chiến hào, gây thương vong cho binh sĩ bên trong.
Những UAV này được chế tạo từ các linh kiện giá rẻ, có thể được lắp ráp ngay trên chiến trường. Phạm vi hoạt động của chúng là khoảng 15 km, tùy thuộc vào đầu đạn mang theo, giúp người điều khiến có thể tung đòn tấn công từ khoảng các🐟h anꦯ toàn.
Mỗi chiếc UAV chỉ có giá 400-500 USD, song có thể tiêu diệt các khí tài có giá hàng triệu USD của đối phương như xe tăng, thiết giáp, cũng như vô hiệu hóa nhó♔m binh sĩ đang tập trung.
Những ưu điểm này là lý do UAV đang xuất hiện ở "khắp mọi nơi", Samuel Bendett, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) có trụ sở tại Mỹ, cho biết. Theo ông, sự phổ biến của UAV khiến lực lượng🔯 Nga, Ukraine phải nghĩ ra nhiều phương án ứng phó tình thế, khi chưa có hoặc thiếu hụt thiết bị chống UAV chuyên dụng.
"Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều cách phòng thủ khác nhau để chống lại thiết bị không người lái và UAV, như bọc giáp lồng, che chắn bằng ván gỗ và nhiều thứ khác", chuyên gia này n🔯ói.
Bendett cho biết các biện pháp này chủ yếu được áp dụng cho khí tài có giá trị cao, như xe bọc thép, pháo tự hành,ไ song bộ binh cũng có thể là mục tiêu bị UAV nhắm tới.
"Cả hai bên đan💖g cố gắng thích ứng với mối đe dọa ngày càng tăng từ UAV FPV", Bendett nhận định.
Theo chuyên gia quân sự David Axe của Forbes, bảo vệ binh sĩ, k൩hí tài bằng giáp lồng hoặc lưới thép là các biện pháp mang tính thụ động, chỉ có thể đối phó với UAV nhỏ, có trọng lượng nhẹ, không thể chống lại các UAV uy lực như dòng Lancet có khả năng kích nổ từ xa.
Để đối phó UAV hiệu quả hơn, lực lượng hai bên sẽ cần được trang bị các phương tiện có khả năng chủ động tiêu diệt chúng, ngay cả khi các khi thiết bị này chưa cấꦑt cánh.
Lính Nga, Ukraine gần đây thường lắp súng máy lên xe tải để đối phó với UAV. Một số binh sĩ còn 🌃sử dụng súng săn để bắn hꦍạ chúng, song phương pháp này đòi hỏi xạ thủ phải có kỹ năng ngắm bắn rất chuẩn xác.
Axe cho rằng giải pháp hiệu 💞quả nhất vẫn là dùng thiết bị tác chiến điện tử để vô hiệu hóa thiết bị bay của đối phương. Theo chuyên gia này, quân đội Ukraine gần đây vượt sông Dnieper thành công một phần là nhờ lực lượng tác chiến điện tử đã phá tín hiệu vô tuyến của đối phương, khiến UAV Nga không thể hoạt động trong khu vực gần bờ sông.
Dù vậy, do số lượng thiết bị gây nhiễu có hạn, các biện pháp tạm thời như dùng giáp lồng hay lưới vẫn sẽ được cả hai bên sử dụng trong thời gian tới. "Họ sẽ cần bất cứ thứ gì để chống lại mối đe dọa luôn hiện hữu trên không", chuyên gia của For✱bes nêu quan điểm.
Phạm Giang (Theo Forbes)