Lính trẻ say mê tập hip hop. |
Giờ nghỉ ở tiểu đoàn huấn luyện 11 - Đoàn B61 (Quân chủng Phòng không - không quân), mộ𒉰t nhóm chiến sĩ trẻ đa🎃ng vây quanh, hò reo, cổ vũ cho vài đồng đội đang biểu diễn những màn B.Boy.
🥂Binh nhất Đoàn Thanh Tùng, người khởi xướng phong trào học nhảy hip hop của các chiến sĩ trẻ tâm sự: “Hip hop giúp tôi hòa đồng với đồng đội”.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ Đoàn Thanh Tùng đã được học Piano và sáo tại Nhạc viện Hà Nội. Cách đây 3 năm, trào lưu học nhảy🐼 Hip hop tại Việ✨t Nam chưa phổ biến rộng rãi trong giới trẻ, Tùng và những người bạn đã ham thích bộ môn nghệ thuật này.
Họ thành lập nhóm nhảy Halley. Các thành viên của nhóm không đi học tại lò luyện nào, chỉ lên mạng load về những bài dạy rồi tập theo. Không lâu sau, tên tuổi của nh♛óm được giới trẻ biết đến, nhóm bắt đầu nhận được những lờ𓄧i mời đi biểu diễn tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và là nhóm nhảy thường xuyên của Hồ Gươm Xanh (Hà Nội).
Tháng 7/2006, Tùng thi đỗ vào khoa Chỉ huy của Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội. Không nhập 🍸học ngay, Tùng bảo lưu kết quả 1 năm để xung phong nhập ngũ. Thời gian đầu huấn luyện tân binh, dancer này phải cố gắng rất nhiều để làm quen༒ với môi trường quân đội và những kỷ luật rèn luyện khắt khe.
Tùng vẫn nhớ hôm đơn vị tổ chức buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho chiến sĩ trẻ đó💯n Tết Trung thu. Cậu bạn cùng phòng biết Tùng từng là thành viên của nhóm nhảy Halley đã đề nghị cậu lên biểu diễn. Sau 3 phút thể hiện, cả hội trường cổ vũ nhiệt tình.꧅ Ngay hôm sau, nhiều chiến sĩ cùng tiểu đội, trung đội đã đến nhờ Tùng dạy nhảy.
Sau những buổi huấn luyện, học tập căng thẳng, các chiến sĩ trẻ lại háo hức với những bước nhảy Food wor﷽k, Top ro🥀ck, và Rap - những bước nhảy căn bản của Hip hop. Tùng luôn tận tình chỉ dạy từng động tác cho họ.
Số người đến xin học ngày càng tăng. Hip hop thực sự trở thành trào lưu, là niềm đam mê của lính trẻ nơi đây. Chính Hip hop là cầu nối khiến họ cởi mở và gắn kết với nhau hơn. Đến na🌼y, những điệu nhảy hip hop đã trở thành tiết mục không thể thiếu khi đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Binh nhất Đỗ Văn Thản hào hứng: “Chẳng cần những phụ kiện của dân chuyên: áo lỗ, quần trễ, dây, vòng xích hay những mái tóc nhuộm xanh đỏ, chúng em vẫn hào hứng, đam mê với Hip hop bằng những đôi giày vải, với bộ q▨uần áo lính. Chúng em coi Hip hop như một môn thể thao để rèn sức, rè෴n sự dẻo dai".
Với quan niệm trẻ trung ấy, những người lĩnh đã mang đến cho ꦛHip hop một màu sắc mới rất đặcဣ trưng.
(Theo Tiền Phong)