Quan chức tình báo Hàn Quốc giấu tên hôm qua cho biết nước này đã phát hiện một lính Triều Tiên đào tẩu mang trong máu kháng thể bệnh than. Hiện chưa rõ người này bị phơi nhiễm với bệnh than hay đã được tiêm chủng ngừa bệnh, nhưng thông tin này đã gây ra lo ngại về việc Bình Nhưỡng có thể triển khai vũ khí sinh học trong chiến tranh, Express đưa tin.
Bệnh than là chứng nhiễm trùng do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, có thể đạt tỷ lệ tử vong tới 80% trên những người tiếp xúc với vi khuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚẩn. Các quan chức Hàn Quốc và giới chuyên gia từng cảnh báo Triều Tiên có thể đang phát triển nhiều lo𒆙ại vũ khí sinh hóa, gồm cả vi khuẩn bệnh than.
"Liên Xô từng phát triển đầu đạn tên lửa mang vũ khí sinh học. Tuy nhiên, điều đó không thực sự cần thiết. Triều Tiên có thể bí mật tấn công các thành phố của Mỹ bằng vi khuẩn bệnh than, gây ảnh hưởng chiến lược và khiến hàng trăm nghìn người ಞthiệt mạng", cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Andrew Weber cho b✨iết.
Ông Weber cho biết vi khuẩn than là một trong những vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới. Một lượng nhỏ bằng móng tay cũng có khả năng làm hơn 10.000 người thiệt mạng. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo tiết lộ Seoul chưa có vắc xin ngừa bệnh than và dự kiến chế tạo vắc xin này vào cuối năm 2019.
Theo báo cáღo c♌ủa Trung tâm Belfer thuộc đại học Harvard hồi cuối tháng 10, Triều Tiên có thể đang sở hữu 13 loại vi khuẩn, trong đó có loại gây ra ngộ độc thịt (botulism), tả, đậu mùa và bệnh than. Phương tiện lan truyền có thể bao gồm các tên lửa, máy bay, thiết bị bay không người lái, bình xịt. Báo cáo cho rằng Triều Tiên có thể sử dụng người trung gian✤ truyền bệnh với lực lượng đặc nhiệm 200.000 người có khả năng bí mật đột kích Hàn Quốc.
Chính quyền Triều Tiên khẳng định luôn tuân thủ quy định của Công ước về vũ khí sinh học (BWC), trong đó cấm sản xuất và tàng trữ các loại vũ khí sinh học. Bình Nhưỡng cũng bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã đạt thành công 🤡với đầu đạn sinh học cho tên ღlửa đạn đạo.
Tử Quỳnh