Hình ảnh được binh sĩ Ukrai🐬ne đăng trên mạng xã hội gần đây cho 🍬thấy pháo ZU-23-2 được gắn trên thiết giáp M113 đang di chuyển trong rừng.
Quân đội Ukraine từng lắp pháo ZU-23-2 lên nhiều loại phương tiện khác nhau để chế tạo hệ thống phòng không và yểm trợ mặt đất tự hành, nhưng đây là lầ🏅n đầu tiên họ kết hợp giữa pháo phòng không từ thời Liên Xô với thiết giáp của Mỹ.
"Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là họ mất quá nhiều thời gian mới nghĩ đến phương án kết hợp này", biên tập viên David Axe của Forbes ngày 7/1 nhận định. "Các đồng minh của Ukraine đã cung cấp cho Ukraine khoảng 1.000 thiết giáp M113. Khi được gắn pháo ZU-23-2, thiết giáp M113 có thể cung cấp hỏa lực chế áp bộ bi🐽nh đối phương và quan trọng hơn là hạ máy bay không người lái (UAV)".
Quân đội Ai Cập, Lebanon, nhóm dân quân Hezbollah và Đơn vị Phòng vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd đã vận hành thiết giáp M113 lắp pháo ZU-23-2. Cách kết hợp này được đánh giá giú🍌p mẫu pháo đơn giản mà hiệu quả của Liên Xô trở nên cơ 🐈động hơn trên chiến trường.
Trong bối cảnh UAV cỡ nhỏ mang chất nổ xuất hiện trên khắp chiến trường, cả Nga và Ukraine đều cố gắng tìm các giải pháp đối phó với loại vũ khí này. Các đơn vị phòng không Ukraine phải đưa toàn♚ bộ pháo ZU-23-2 ra khỏi kho để triển khai trên trận địa hoặc lắp lên phương tiện cơ giới như x🌼e tải.
Lực lượng Nga từng lắp pháo ZU-23-2 lên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và giữ nguyên pháo chính 73 mm. Điều này giúp BMP-1 có thể bắn nổ phương tiện của đối phương ở cự ly ngắn và hạ UAV hoặc phương tiện ở t🌼ầm xa h🍨ơn.
Pháo phòng không ZU-23-2 gồm hai nòng 23 mm được phát triển từ những năm 1950 và sử dụng từ năm 1960 đến nay. Pháo có thể bắn trúng mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 2,5 km và phương tiện bọc thép ở cự ly hai km, ban đầu chuyên dùng để đối phó với mục t🦹iêu bay thấp như trực thăng.
Thiết giáp M113 lần đầu được quân đội Mỹ sử dụng vào năm 1962 với giáp mỏng hơn nhiều phương tiện chiến đấu tương tự đời trước. Thiết kế này cho phép M113 có thể bảo vệ kíp lái và binh💦 sĩ bên trong trước hỏa lực của vũ khí cá nhân, đồng thời đủ nhẹ để vận chuyển bằng máy bay và có khả năng lội nước vừa phải.
M113 nặng hơn 12 tấn, có thể di chuyển với vận tốc tối đa 67 km/h, kíp lái hai n🐻gười và chở theo 11-15 người. Lục quân Mỹ không còn sử dụng M113 trên tuyến đầu, thay vào đó dùng các mẫu thiết giáp M2 và M3 Bradley. Tuy nhiên, quân chủng này vẫn dùng M113 làm xe công binh và chỉ huy hoặc cho các nhiệm vụ hỗ trợ như cứu thương, chở súng cối.
Nguyễn Tiến (Theo Forbes, Reuters, AFP)