Các nguồn tin giấu tên ngày 25/1 cho biết Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis hồi tuần trước đề xuất với Tổng thống Gitanas Nauseda về sửa tên tiếng Hoa văn phòng đại diện đảo Đài Loan tại quốc gia Baltic.
Tên gọi mới dự kiến l♔à "Văn phòng Đại diện của người Đài Loan", thay vì "Văn phòng đại diện Đài Loan" hiện nay, phù hợp với tên gọi bằng tiếng Litva và tiếng Anh. Tuy nhiên, đề xuất này cần được đại diện của đảo Đài Loan chấp nhận.
Các vă🧔n phòng đại diện ở nước ngoài của hòn đảo thường được gọi là Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.
Tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc và Litva nổ ra sau khi đảo Đài Loan mở "Văn phòng Đại diện Đài Loan" ở quốc gia Baltic hồi tháng 11/2021. Trung Quốc cho rằng Litva "đã tạo tiền lệ xấu trên trường quốc tế" và "từ bỏ cam kết chính trị khi🌸 thiết lập quan hệ ngoại giao" với nước này, tức là công nhận chính sách "Một Trung Quốc".
Trung Quốc sau đó quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva và gây áp lực buộc các✱ công ty đa quốc gia dừng quan hệ với quốc gia Baltic, nếu không sẽ bị loại khỏi thị trường Trung Quốc.
Linas Kojala, ngườiꦏ đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu Vilnius, nhận định chính phủ Litva "dường như muốn nhấn mạnh rằng văn phòng không đại diện cho đảo Đài Loan với tư cách một thực thể chính trị" với đề xuất đổi tên này🦄. Tên gọi mới của văn phòng đại diện cho thấy Litva muốn muốn thiết lập mối quan hệ kinh tế, văn hóa với người dân Đài Loan.
Tuy nhiên, Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 22/1 đăng bài xã luận cho rằng động thái đổi tên văn phòng đại diện của đảo Đài Loan là chưa đủ để Litva ꦡhàn 🐎gắn quan hệ với Trung Quốc.
"Litva 🧜cần thực hiện những điều chỉnh đáng kể theo chính sách chung của Trꦓung Quốc, thay vì đi theo chương trình nghị sự của Mỹ", bài viết có đoạn.
Trung Qu💯ốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân quanh Đài Loan, đồng thời thường xuyên🗹 điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)