"Chúng tôi sẵn sàng và đã chuẩn bị cho những hành động (đáp trả) không thân thiện từ Nga, như ngắt kết nối chún🧸g tôi khỏi hệ thống BRELL (lưới điện) hay bất kỳ biện pháp nào khác", Tổng thống Litva Nauseda cho biết ngày 22/6.
30 năm sau khi tách khỏi Liên Xô và 17 năm kể từ khi gia 👍nhập Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Baltic là Litva, Latvia và Estonia vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện từ Nga.
Tuy nhiên, Litva năm ngoái đã cải tổ mạng lưới liên kết điện của nước này với Ba Lan để nhanh chóng kết nối với lưới điện châu Âu như một chính sách bảo hiểm trong trường hợp Nga 🦂cắt 🐬nguồn cung cấp, có khả năng gây mất điện diện rộng.
Litva tuần trước tuyên bố từ ngày 18/6 sẽ đóng cửa tuyến đường sắt nối Nga với vùng lãnh t﷽hổ hải ngoại Kaliningrad vận chuyển một số hàng hóa cơ bản gồm vật liệu xây dựng, kim loại và than, nằm trong danh sách trừng phạt của EU với Moskva.
Bình luận của Tổng thống Nauseda được đưa 🦩ra sau khi Nga yêu cầu Litva lập tức dỡ các hạn chế vận chuyển với hàng hóa, nếu không sẽ chịu các biện pháp trả đũa "có tác động tiêu cực tới người dân Litva".
Kaliningrad nằm kẹp giữa hai thành viên EU và NATO là Ba Lan và Litva. Vùng lãnh thổ hải ngoại này nhận nguồn cung từ Nga thông qua đường sắt và đường ống dẫn khí đốt qua Litv🌺a.
Trong bối cảnh căng thẳng g꧒iữa Nga và Litva, đặc phái viên EU tại Moskva đã kêu gọi Nga kiềm chế "các bước leo than💞g".
"T🍷ôi không tin Nga sẽ thách thức chúng tôi về quân sự, vì chúng tôi là một thành viên NATO", Tổng thống Nauseda nói.
Ông cho biết thêm sẽ đưa vấn đề với Nga ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới, khi liên minh cân nhắc có nên tăng ♕cường quân số ở các quốc gia thành viên gần Nga hay không.
Tổng thống Litva cũng nói rằng ông cảm thấy rõ ràng tinh thần đoàn kết của EU trong tình thế khó khăn và sẽ mở rộng danh sách hàng hóa cấm vận chuyển♕ tới Kaliningrad khi những giai đoạn tiếp theo của lệnh trừng phạt có hiệu lực.
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước kế tiếp của lệnh trừng phạt và sẽ r🐎ất tốt nếu Ủy ban châu Âu giải thích nội dung của chúng với giới chức Nga. Nó có thể xóa bỏ một số căng thẳng hiệ🌄n tại, vốn không có lợi cho EU hay Nga", ông cho hay.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)