"Litva không còn coi mình là thành viên nhóm 17+1 và không còn tham gia sáng kiến này", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho biết ngày 22/5 và cho rằng nhóm hợp tác này "gây chia rẽ" th🍸eo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU).
Diễn đàn hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu (còn gọi là diễn đàn 17+1) là sáng kiến được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tại Warsaw năm 20▨12, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa Bắc Kinh với 17 quốc gia châu Âu. Diễn đàn này nhóm họp thường ni꧒ên tại thủ đô các nước thành viên, với ban thư ký đặt tại Bắc Kinh, cùng 17 điều phối viên quốc gia tại từng nước.
Ngoại trưởng Landsbergis kജêu gọi các thành viên EU rời khỏi nhóm 17+1 để theo đuổi "cách tiếp cận và liên lạc 27+1 với Trung Quốc có tính hiệu quả hơn nhiều". "Sức mạnh và ảnh hưởng của châu Âu nằm ở sự thống nhất", Landsbergis cho biết.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Litva được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Trung Quốc đang xấu đi. Nghị viện châu Âu hôm 20/5 nh𒉰ất trí với số phiếu áp đảo trong việc từ chối xem xét bất cứ điều gì quanh thỏa thuận đầu tư giữa EU và Bắc Kinh trong lúc lệnh꧋ trừng phạt nhằm vào các thành viên nghị viện cùng học giả châu Âu của Trung Quốc vẫn còn hiệu lực.
Litva những tháng qua có các động thái khiến Trung Quốc tức giận, bao gồm ngăn chặn hoạt động đầu tư của nước 💧này và tuyên bố sẽ mở văn phòng thương mại tạ🐷i đảo Đài Loan. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sử dụng vũ lực nếu cần.
Quốc hội Litva ngày 20/5 thông ཧqua nghị quyết lên án cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số theo đạo Hồi, gọi đây là "tội ác chống lại loài người" và "diệt chủng".
Quốc hội Litva cũng 🐻kêu gọi Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra về các cơ sở ở Trung Quốc nghi là nơi giam người Duy Ngô Nhĩ🎃, cáo buộc mà Bắc Kinh nhiều lần phủ nhận, đồng thời yêu cầu Ủy ban châu Âu xem xét lại quan hệ với Trung Quốc.
EU ngày 22/3 thông báo đưa 4 quan chức chính quyền Tân Cương và Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) vào danh sách đen, liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đ♛ây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệ🐼nh cấm vận vũ khí năm 1989.
Trung Quốc sau đó công bố lệnh trừng phạt với 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu nhằm đáp trả. P♏hát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 24/3 cáo buộc EU "đạo đức giả" sau khi hai bên triệu tập đại sứ của nhau trong tranh cãi liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)