"Ukraine có quyền tự vệ. Nếu cơ sở quân sự Nga được bố trí tại lãnh thổ nước khác để tránh bị tập kích, tôi cho rằng Ukraine được quyền điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsber🌃gis bình luận 🎶vào ngày 31/5, trả lời truyền thông Mỹ về khả năng Ukraine tấn công mục tiêu Nga tại Belarus như kho đạn hay doanh trại.
Belarus là đồng minh thân cận của Nga. Chính quyền Tổng thống Alexཧander Lukashenko đã cho phép Nga sử dụng lãnh thổ Belar🅘us để phát động tấn công vào Kiev hồi tháng 2/2022.
Ông Lukashenko hồi tháng 3/2023 cho biết s🎐ẵn sàng để quân đội Nga một lần nữa sử dụng lãnh thổ Belarus mở chiến dịch nhằm vào Ukraine. Ông cũng cảnh báo Belarus sẽ tham chiến trong trường𝔍 hợp Kiev tấn công nước này.
Tuyên bố được Ngoại trưởng Lജitva đưa ra trong bối cảnh Nga đang mở chiến dịch tấn công vào tỉnh Kharkov, 𓄧đông bắc Ukraine. Belarus và Nga chưa bình luận về thông tin này.
Quan hệ giữa Belarus với Ukraine và các nướ✱c láng giềng phía tây đi xuống trong vài năm qua, sau khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine.
Estonia, Litva và Latvia hồi tháng 1 đã nhất trí xây dựng các công trình phòng thủ dọc biên giới chung với Belarus và Nga, nhằm ứng phó với mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng. Ba Lan tháng 11/2023 cũng thông báo triển khai một tiểu đoàn xe tăng tới khu vực gần biên giới v🐽ới Belarus.
Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte hôm qua tuyên bố nước này ủng hộ thành viên NATO cử quân nhân đến Ukraine hỗ trợ huấn luyện quân sự. Bà lập luận 🌜các chương trình hợp tác huấn luyện NATO - Ukraine đã có từ trước chiến sự và là "hợp tác lâu dài" quân đội các nước NATO với quân đội Ukraine.
"Chúng tôi đã tổ chức huấn ✅luyện ở nước thứ ba, cũng như tại Litva. Nếu cần thiết, Litva sẵn sàng cùng các nước khác tổ chức huấn luyện tại Ukraine", bà Simonyte nói.
Thủ tướng Litva cho rằng Nga đang tận dụng ưu thế𝔉 về hỏa lực và nhân lực để áp đảo trên chiến trường. Bà kêu gọi phương Tây tăng ủng hộ cho Ukraine, dành ra 0,25-0,5% GDP cho viện trợ quân sự để "tạo được thay đổi đáng kể".
"Tôi nghĩ rằng mỗi nước đều có thể đóng góp thêm, cân nhắc những phương diện khả thi và hỗ trợ nhiề𝓰u hơn. Chiến🌟 sự đã bước sang năm thứ ba, nhưng chúng ta vẫn trong tình thế cầm cự", bà Simonyte bình luận, đồng thời nhấn mạnh ủng hộ Ukraine là "nghĩa vụ đạo đức" của phương Tây.
Loạt tuyên bố từ quan chức và lãnh đạo Litva được công bố không lâu sau khi nhiều nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ, Đức, đã đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí họ viện trợ để tập kích mục tiêu trên lãnh thổ Nga, nhưng chưa từng đề cập đến vi✱ệc tấn công cơ sở quân sự trên đất Belarus.
Thanh Danh (Theo Pravda, Ukrinform, TASS)