Sau nhiều vi phạm, đơn cử như đại án Ngân hàng Sài Gòn - SCB, Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật Kiểm toán độc lập, theo hướng thêm hình thức, tăng mức độ xử phạt với kiểm toán viên, doanh nghiệp vi pཧhạm. Cụ thể, Bộ đề xuất nâng thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độcꦓ lập lên 10 năm, thay vì 1 năm như hiện hành.
Đồng thời, nhà chức trách cũng muốn tăng mức phạt tối đa với tổ chức vi phạm từ 100 triệꦑu đồng lên 3 tỷ đồng, với cá nhân từ 50 triệu đồng lên 1,5 tỷ đồng.
Góp ý về dự thảo này, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết các doanh nghiệp kiểm toán (VAE, AASCS, Tri Thức Việt, A&C, An Việt, Chuẩn Việt, CAF) đánh giá mức phạt 3 tỷ đồng trên là quá cao so với đặc điểm ho👍ạt động của kiểm toán (vốn góp, phí dịch vụ kiểm toán).
Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, các kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp, Ban lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán phân công. Do đó, họ cho rằng cần làm rõ các hành vi vi phạm dẫn tới cá nhân bị phạt tiền. Cùng đó, mức phạt 1,5 tỷ đồng cũng rất cao với cá nhân kiểm toán viên, do đó, các doanh ng♑hiệp này lo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sự gắn bó nghề nghiệp của họ.
VACPA đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ ꧂cơ sở đề xuất mức phạt. Họ cho rằng Bộ Tài chính cần tổ chức họp, lấy ý 𓂃kiến doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên để đánh giá sự phù hợp, tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, kiểm toán viên.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết⛄ dự 𝔍thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số lĩnh vực như chứng khoán, thuế và thông lệ quốc tế của các nước (thường quy định mức phạt tiền rất cao).
Theo cơ quan này, thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề kiểm toán cho một số đơn vị có lợi ích công chúng hoặc lĩnh vực chứng khoán đã v🍬i phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp. Song, mức xử phạt hiện chưa đảm b൩ảo mức răn đe như thông lệ quốc tế hay lĩnh vực chứng khoán. Hiện, lĩnh vực chứng khoán quy định phạt đến 3 tỷ đồng với các hành vi của các đơn vị có lợi ích công chúng.
"Do vậy, mức phạt tiền như đề xuất để tương đồng với cùng một vi phạm của đơn vị có lợi ích công chúng và do𒀰anh nghiệp kiểm toán", Bộ Tài chính cho 🎃biết, thêm rằng không phải tất cả hành vi đều bị xử lý ở mức tối đa, mà chỉ các vi phạm nghiệm trọng chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp mới bị vậy.
Về thời hiệu xử phạt, các doanh nghiệp cho rằng 10 năm là quá dài so với một số lĩnh vực khác, ví dụ như thuế chỉ quy định 5 năm tܫừ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, VACPA đề nghị làm rõ cơ sở, những hành vi vi phạm kiểm ꦇtoán độc lập có thời hiệu xử lý như đề xuất của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính cho biết ti𝓀ếp thu ý kiến của VACPA, dự thảo mới nhất đề xuất thời hiệu tương tự lĩnh vực thuế là 5 năm.
Ngoài ra, VACPA cho biết dự thảo hiện chưa quy định kiểm toán viên đăng ký hành nghề phải là hội viên của một tổ chức nghề nghiệp. Thực tế, các kiểm toán đang đăng ký tham gia tổ chức nghề nghiệp tự nguyện. Trong khi đó, thông lệ tại nhiều quốc gia trong khu vực và thế🏅 giới, việc kiể🎃m toán viên muốn đăng ký hành nghề phải là hội viên của một tổ chức nghề nghiệp là điều kiện bắt buộc.
"Quy định này tạo thuận lợi cho tổ chức nghề nghiệp trong việc kiểm tra chất lượng dịch vụ do hội viên cung cấp, giúp kịp thời xử lý 𓄧các vi phạm và hỗ trợ hội viên khắc phục các tồn tại và nâng chất lượng dịch vụ", VACPA đánhg giá.
Song, Bộ Tài chính cho rằng đây chưa phải vấn đề cấp bách, cần thiết phải sửa đổi. Do vậy, họ chưa đưa vào dự thảo sửa luật lần n⛄ày.
Phương Dung