Đây là ca bệnh đặc biệt được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên đưa ra hội chẩn từ xa với đồng nghiệp Bệnh viện🅰 K, chiều 31/8.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng đầu năm 2018, đã phẫu thuật cắt tử cuꦰng, buồng trứng, hóa trị 6 chu kỳ, ra viện vào tháng 4/2018. Chỉ 6 tháng sau, bệnh nhân được phát hiện ung thư di căn lên trung thất (khoang giữa lồng ngực). Bác sĩ động viên bệnh nhân tiếp tục dùng hóa chất song bà từ chối điều trị.
Tháng 10/2019, bà khó thở, đau ngực, khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Lúc này, khối u đã di căn đến màng tim, màng phổi. Do kinh tế khó khăn, bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng. Tháng 2 năm nay tình trạng khó thở tăng nặng, bệnh nhân mới đồng ý điều trị hóa chất giảm nhẹ. Sau 5 chu kỳ, các triệu chứng khó thở, tức ngực thuyên giảm. Tuy nhiên lần 💛tái khám kế tiếp, khi thấy khối u tiến triển chậm, không ảnh hưởng nhiều sức khỏe, bệnh nhân lại xin về nhà, không điều trị nữa.
Cách đây ba tháng, bệnh tiến triển nặng hơn, bà khó thở nhiều, đau ngực phải âm ỉ, cơ thể suy kiệt kèm theo tràn dịch màng tim, màng phổi. Bác sĩ phát hiﷺện ung thư di căn hạch thượng đòn kích thước 3x4 cm, gần màng tim có khối u kích c꧙ỡ 2,3 cm.
Nay bệnh 🗹nhân đã quá yếu nên không thể dùnಌg hóa chất. Các bác sĩ Bệnh viện K nhận định bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát giai đoạn cuối, đã di căn vào màng phổi, màng tim, chảy nhiều dịch, nhiều hạch dọc động mạch chủ bụng, hạch tiểu khung, tiên lượng rất xấu.
Bác sĩ Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K, đánh giá bệnh nhân cần cấp cứu, can thiệp dẫn lưu màng tim, màng phổi. Với tình hình hiện tại, bác sĩ k🐲hông thể can thiệp phẫu thuật.
"Điều rất đáng tiếc là từ🐈 tháng 10/2018 bệnh nhân đã tái phát nhưng đến tận thá𝐆ng 2/2020 mới tiếp tục điều trị hóa chất. Thời gian bỏ trống quá dài, đánh mất cơ hội điều trị", bác sĩ Chinh nói.
Tiến sĩ Hàn Thị Thanh Bình, Phó khoa Nội 5, cho rằng chỉ sau 6 tháng phẫu thuật từ giai đoạn sớm tiến triển di căn là rất nhanh. Sau đó bệnh nhân lại lỡ cơ h♑ội điều trị, hiện phương án cuối là phải dùng hóa chất, tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng dưới 20% và chỉ có thể duy trì tối đa 2-3 tháng. Do đó, gia đình cần quyết định tiếp tục điều trị hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ, vì tình trạng bệnh nhân rất nặng.
Theo Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, ý nghĩ sai lầm nhất ở người bệnh ung thư là cho rằng ''ung thư là bản án tử hình", nếu điều trị thì cũng chỉ có thể sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định k💛iến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân 𒉰thủ điều trị.
Các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc kéo dài thời giꦆan sống, tùy loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại uꦰng thư, tỷ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng... Hiện tại Bệnh viện K có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm đến 30 năm.
Bác sĩ Qu꧟ảng khuyến cáo lối sống lành mạnh, đặc biệt người trên 40 tuổi cần tầm soát ung thư sớm. Khi phát hiện bệnh, nên điều trị theo phác đồ, tránh theo những quan niệm sai lầm và các phương pháp điều trị truyền miệng, không có căn cứ khoa học.