Bán đảo Nam Cực là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái Đất. Hai sông băng lớn của bán đảo là sông băng Thwaiౠtes và sông băng Đảo thông đang tan chả𒅌y nhanh hơn các sông băng mới hình thành, băng tan đều mỗi năm ở bờ biển lục địa.
Mới đây, tất cả những tảng băng tan chảy đó đã để lạﷺi một bất ngờ có thể thay đổi bản đồ của khu vực vĩnh viễn. Một hòn đảo chưa được khám phá, bị chôn vùi trong băng trước đó nhưng lần đầu tiên có thể nhìn thấy trên mực nước biển.
Các nhà khoa học với dự án nghiên cứu ngoài khơi sông băng Thwaites đã phát hiện ra hòn đảo này vào ngày 24/2 khi𝐆 đang khảo sát ngoài khơi thềm băng Glacier của Đảo thông. Hòn đảo nhỏ chỉ dài khoảng 350 m, chủ yếu bị băng bao phủ, nhưng nổi lên từ biển một lớp đá nâu khác biệt với các sông băng và tảng băng trôi xung quanh.
Sau khi tiếp cận và khảo sát, các nhà💞 nghiên cứu xác nhận rằng hòn đảo cấu tạo từ đá granit núi lửa và thậm chí còn lưu giữ một vài dấu vết của sinh vật. Theo thành viên đoàn thám hiểm James Marschalek, một nghiên cứu sinh tại trường Imperial College London, không có hòn đảo đá nào khác trong khu vực bán kính 65 km.
Các nhà nghiên cứu dự kiến đặt tên cho hòn đảo vừa phát hiện là Sif, theo tên một nữ thầnꦗ Bắc Âu gắn liền với Trái Đất. Sự xuất hiện bất ngờ của hòn đảo này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình tan chảy băng ở khu vực và trở thành điển hình ở Nam Cực trong thậ🅠p kỷ qua, Sarah Slack, một thành viên của đoàn thám hiểm và giáo viên trung học ở Brooklyn, New York cho biết.
ও Sử dụng hình ảnh vệ tinh từ Google Earth, thành viên đoàn thám hiểm Peter Neff đã tạo ra một mô hình cho thấy quá trình rút cạn ổn định của thềm băng kể từ năm 2011 khiến đảo Sif tách ra và đơn độc trong vịnh đảo Nam Cực. Từ trên cao, khối băng nằm đơn độc giữa những tảng băng khác. Giờ đây, hòn đảo Sif mới phát hiện có thể tiết lộ hệ thống đá ngầm của khu vực sẽ tiếp tục lộ diện như thế♛ nào với biến đổi khí hậu.
Có khả năng hòn đảo nổi lên do quá trình gọi là sự phục hồi của băng, Lindsay Prothro, một nhà địa chất băng tại Đại học Texas A & M-Corpus Christi nói trên tạp chí Nature. Khi băng tan chảy, nó làm giảm áp lực lên lục địa bên dưới. Lúc này, lục địa có thể hồi phục hoặc tăng lên cao hơn so với trước đây. Không rõ liệu sự phục hồi sẽ đẩy nhanh hay làm chậm tốc độ các tảng băng vỡ ra, nghiên cứu sâu hơn về đảo Sif có thể cung cấp một số manh mối. Cuộc thám hiểm của nhóm nghiên cứu sẽ kết thúc vào ngày 25/3, sau đó họ sẽ có một phân tích đầy đủ về các𓂃 mẫu đá của đảo Sif.
An Phạm (Theo Livescience)