Năm nay, bác sĩ Hiền được bệnh viện phân công trực vào mùng 2 Tết. Với nữ bác sĩ, như vậy là may mắn làm rồi, bởi nhiều đồng nghiệp của chị còn phải trực vào đêm giao th▨ừa hay ꦬmùng Một Tết.
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không nhiều bệnh nhân như các bệnh viện khác. Dịp Tết, số lượng bệnh nhân đến khám ít mà chỉ có những người nằm tại viện theo dõi và điều trị. Họ và người nhà phải đón Tết tại bệnh viện vì bệnh tình không thể xuất viện. Bệnh nhân nằm tại viện chủ yếu chữa hiế🦄m muộn, đã có thai nhưng không may có dấu hiệu sảy, phải nằm điều trị. Với họ, con cái là quan trọng nhất, có bỏ Tết này hay nhiều Tết nữa thì cũng không có vấn đề gì.
"Hꦛơn 20 năm công tác trong ngành, như một thói quen, Tết nào các bác sĩ và y tá, điều dưỡng tại bệnh viện cũng đều tham gia trực vào ngày Tết. Bác sĩ cùng bệnh nhân đón Tết, dù không được đầy đủ như ở nhà nhưng cũng có bánh kẹo, mứt tết, hoa quả...", bác sĩ Hiền tâm sự.
Cũng giống như bác sĩ Hiền, nhiều bác sĩ nói rằng họ không thích Tết. Không phải ngại khám, ngại chữa mà họ cảm thấy côꦛ đơn khi thất hẹn với bữa cơm tất niên với gia đình vào chiều 30 Tết, thất hứa với bạn bè vào dịp đầu xuân.
Bác sĩ Tào Ngọc Sơn, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm nay thất hẹn với bữa cơm chiều 30. Trong khi mọi người đại gia đình tụ họp, tất bật chuẩn bị cho bữa cơm tất niên thì bác sĩ phải trực tại 🐻bệnh viện. Không được dự bữa cơm cuối năm cùng cha mẹ, vợ con, anh em họ hàng nhưng bác sĩ cũng có một bữa tất niên đơn sơ cùng đồng nghiệp ngay tại viện. "Ngày 30 Tết, khá nhiều bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ trực trong ngày này vẫn làm việc bình thường, chỉ mong mọi người được khỏe mạnh, ăn Tết an toàn", nam bác sĩ nói.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng 🦹phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai tính đến nay có 23 năm đi trực Tết tại bệnh viện. Bác sĩ Hùng tâm sự: “Tại bệnh viện ai cũng có lịch trực Tết, ít có thời gian dành cho gia đình. Chúng tôi, những người làm trong ngành y thật sự chẳng ai thích Tết, không phải vì sợ vất vả mà không muốn người dân phải vào viện tro☂ng ngày này".
Bác sĩ cũng cho biết, vào dịp Tết Bính Thân các khoa khám bệnh, cấp cứu tại bệnh viện được yêu cầu trực 24/24h. Các khoa phòng khác cũng vẫn tổ chức khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân như ngày thường. Dịp nghỉ Tết này, bệnh viện huy động gần 500 y bác sĩ trực Tết với khoảng 700 bệnh nhân nội trú ở lại viện, trong đó đông nhất là ở Viện tim mạch, khoa Nhi, khoa Huyết học, khoa Chống độ♈c...
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, khoa Cấp cứu của bệnh viện đư♎ợc xem là nơi trực chiến, tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng từ các tỉnh chuyển về, mỗi ngày khoảng h𒁃ơn 100 ca. Để giảm áp lực, bệnh viện đã mở thêm phòng cấp cứu.
Bệnh viện cũng mở ﷽thêm 4 buồng khám tại khoa khám bệnh, chia 3-4 kíp với đầy đủ🍌 chuyên khoa, đồng thời tăng cường nhân lực cho tất cả bộ phận để đảm bảo đầy đủ nhân lực và cơ sở vật chất, kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân vào những ngày này.
Lê Nga