Nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ngày𝓰 21/1 cho biết lực lượng này đêm trước đó đã triển khai máy bay không người lái (UAV) tự sát tập kích cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng Novatek gần thành phố St. Petersburg, tỉnh Leningrad ở tây bắc Nga, khiến nó bốc cháy. Thiệt hại này sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhiên liệu cho lực lượng Nga, gây ảnh hưởng tới hoạt động tác chiến của họ trên tiền tuyến, nguồn tin nhận định.
Ukraine hôm 18/1 cũng "tập kích thành công" mục tiêu ở tỉnh Leningrad bằng UAV, theo nguồn tin từ Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR). Trong khi đó, giới chức Nga cùng ngày cho biết lực lượng nước này đã hạ một UAV mang chất nổ🐲 nhắm vào kho dầu ở khu vực phía bắc tỉnh Leningrad, không ghi nhận thiệt hại hoặc thương vong liên quan.
Viện nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở tại Mỹ, dẫn nguồn tin nội bộ từ🌠 Nga cho biết Ukraine tập kích thành công các mục tiêu ở Leningrad do lưới phòng không ở tỉnh này khá mỏng, không được triển khai với mục đích đối phó với các đòn tập kích tầm xa từ phía nam của Ukraine. Sự việc hôm 18/1 được cho là lần đầu tiên Ukraine nhắm vào tỉnh Leningrad kể từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2/2022.
"Hệ thống phòng không của Nga ở tỉnh Leningrad chủ yếu được sắp xếp nhằm ứng phó với nguy cơ bị tấn công từ phía tây hoặc tây bắc. Nga vốn bố trí như vậy để đề phòng khả năng b🍰ị tập kích bởi NATO", ISW nhận định, thêm rằng⛄ Moskva gần đây cũng chuẩn bị các phương án cho kịch bản xảy ra xung đột với liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên gia tăng.
Theo ISW, Nga có khả năng sẽ phải điều chỉnh lại vị trí đặt các hệ thống phòng không ở tỉnh Leningrad để ứng phó tốt hơn các cuộc tập kích từ Ukraine. Số lượng các tổ hợp tầm ngắn Pantsir-S1 mà Nga triển khai ở đây là chưa đủ để che chắn hết mọi mục tiêu quan trọng ở khu vực và Moskva sẽ cần điều động thêm khí tài ♛từ nơi khác tới.
VchK-OGPU, kênh Telegram chuyên dẫn thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cũng nhận định lực lượng phòng không ở tỉnh Leningrad đang "thiếu hụt nghiêm trọng phương tiện kỹ thuật để phát hiện mục tiêu trên kꦰhông cỡ nhỏ và các hệ thống phòng không di động có khả năng đánh chặn chúng".
Dù vậy, triển khai thêm khí tài tới đây sẽ khiến lưới phòng không ở các khu vực khác mỏng đi và dễ bị tổn thương hơn, trong bối cảnh Ukraine không chỉ nhắmꦫ mục t🌞iêu vào tỉnh Leningrad.
UAV Ukraine ngày 21/1 đã đâm vào nhà máy quốc phòng Shcheglovsky Val ở tỉnh Tula của Nga, làm bùng phát hỏa hoạn tại đây. Nhà máy này là cơ sở chuyên sản xuất hệ thống phòng không Pantsir-S1 và nhiều loại khí tài quan trọng khác ch𝓰o quân đội Nga.
Moskva ngày 19/1 cũng cho biết kho dầu Kl😼intsovsk tại t꧒ỉnh Bryansk của nước này đã bốc cháy vì UAV Ukraine thả đạn trúng cơ sở ngay trước khi bị đánh chặn. "Các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine nhằm vào lãnh thổ Nga đang gia tăng áp lực lên lưới phòng không của nước này về tổng thể", ISW cho hay.
Giới chuyên gia nhận định các cuộc tập kích thời gian qua cho thấy Ukraine đang triển khai UAV có tầm bay xa hơn và sức công phá mạnh hơn để nhắm mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Một quan chức Uk🎃raine giấu tên cho biết Kiev đã sử dụng một mẫu UAV nội địa có tầm bay hơn 1.250 km để tập kích mục ti🔜êu Nga ở tỉnh Leningrad hôm 18/1, song không tiết lộ chi tiết.
Truyền thông Ukraine tháng trước cho biết quân đội nước này bắt đầu tiếp nhận mẫu UAV tự sát "Lưỡi hái", được coi là đối trọng với dòng UAV kiểu Shahed của Nga, do có chi phí sản xuất thấp và tầ💧m hoạt động xa, lên tới 900 km. Terminal Autonomy, công ty phát triển UAV "Lưỡi hái", nói đang sản xuất khoảng 50 chiếc một tháng, dự kiến tăng lên 500 chiếc vào quý II năm 2024.
Hình ảnh trên mạng xã hội cuối tháng 12/2023 cho thấy Ukraine có thể đã 🍸bắt đầu tập kích mục tiêu trong lãnh thổ Nga bằng UAV UJ-25 Skyline, loại vũ khí sử dụng động cơ phản lực có🐓 tầm hoạt động 800 km, tốc độ bay cao và khó đánh chặn.
Phạm Giang (Theo Business Insider, Newsweek)