Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ thông tin thí sinh sau năm 2020 có thể thi THPT quốc gia trên máy tính, Nguyễn Đức Bình, học sinh lớp 11 m𝔍ột trường THPT dân lập ở Việt Trì (Phú Thọ) cảm thấy bối rối. Mỗi học kỳ, Bình chỉ được thực hành ở phòng máy 6-7 lần trong các buổi học chính khóa và thêm một số b𒆙uổi trong thời gian học nghề. Việc dự thi trên máy tính gần như không có, ngoài cuộc thi giải Toán qua Internet từ năm THCS. Vì vậy, Bình không tự tin thao tác trên máy, đặc biệt là với một kỳ thi quan trọng như THPT quốc gia.
Dự thi vào năm 2021, Bình hy vọng sẽ không phải thi trên máy tính. "Nhiều năm th༒i trên giấy và đã ôn luyện cách làm bài thi THPT quốc gia rồi, em thực lòng mong năm 2021 không thay đổi", Bình nói.
Có con gái đang học lớp 11, chị Trần Thanh (41 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) ủng hộ việc thi THPT quốc gia trên máy tính nhưng cho rằng🉐 cần có lộ trình, ít nhất là 5 năm để chuẩn bị kỹ càng từ cơ sở hạ tầng, thiết bị đến ngân hàng đề thi, huấn luyện cách làm bài cho học sinh. "Dù thi trên máy ไhay trên giấy, điều tôi lo lắng nhất là phải làm sao đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho tất cả học sinh", chị Thanh nói.
Phụ huynh này gợi ý bước đầu Bộ Giáo dục v✱à Đào tạo có thể thí điểm việc thi trên máy tính ở một số trường đạt chuẩn, có trang thiết bị, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tốt. "Nếu trang thiết bị không đảm bảo, đang thi thì máy bị treo, tâm lý làm bài và kết quả bài thi của học sinh sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, việc chấm thi năm 2🔯018 xảy ra tình trạng sửa được bài thi trên máy tính, liệu thi trên máy, bài thi có dễ dàng bị can thiệp?", chị Thanh đặt câu hỏi.
Về việc thí sinh thi trên máy tính có thể dự thi một số đợt trong năm, chị Thanh liên tưởng đến các kỳ thi chuẩn hóa như SAT hay TOEFL. Đ🗹iều này giúp học sinh không phải mất một năm ôn thi lại chỉ vì một số lý do đột xuất như đau ốm hay gặp sự cố trên đường đi thi; giúp các em tốt nghiệp sớm, có thời gian chuẩn bị hồ sơ du học hay các kỹ năng khác. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đội ngũ xây dựng ngân hàng câu hỏi đủ lớn theo đúng quy chuẩn, có phần mềm hợp lý để máy tính có thể chọn ngẫu nhiên câu hỏi cho các lần thi mà vẫn đảm bảo được độ khó tương đương.
Một lo lắng khác được bà mẹ 41 tuổi chỉ ra là việc thao tác trên máy tính của học sinh. Dù con ở thành phố, được tiếp xúc với máy tính nhiều, lại từng tham gia kỳ thi SAT, chị Thanh vẫn lo con không quen với cách làm bài ở kỳ thi THPT quốc gia. Chị cho rằng các con cần được huấn luyện, ôn thi cẩn thận ít nhất khoảng 2 tháng để làm thử các đề,💟 tập thao tác. "Triển khai thi trên máy là rất tốt nhưng nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Tôi mong Bộ vạch ra lộ trình rõ ràng, huy động các nguồn lực cùng thực hiện", chị Thanh nói.
Là giáo viên, thầy Lâm Vũ Công Chính, trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) cho rằng nếu thi THPT quốc gia trên máy tính, công tác dạy học ở trường không bị xáo trộn nhiều bởi sự thay đổi này chỉ là phương tiện tổ chức thi, còn lại hình thức trắc nghiệm và nội dung chương♏ trình không đổi.
Tuy nhiên, có rất nhiều bài toán đặt ra cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ nhất là cơ sở hạ tầng để thực hiện kỳ thi trên máy tính bởi mỗi trường THPT hiện chỉ được đầu tư 1-2 ꦏphòng máy với khoảng 50 máy. Như vậy, ít nhất cũng phải tổ chức 5-6 đợt thi mới đủ phục vụ hết học sinh hoàn thành chương trình lớp 12 mỗi khóa. Việc tổ chức thi thành nh💛iều đợt cũng ảnh hưởng tới thí sinh bởi mỗi em có khoảng thời gian chuẩn bị khác nhau.
Về "phần cứng", hệ thống máy tính được sử dụng cho kỳ thi phải đảm bảo ổn định, không hỏng hóc giữa chừng. "Con chuột có chạy được không, bàn phím có ổn định không, 𒅌có hư bất cứ phím nào không? Từng chi tiết nhỏ đó phải đảm bảo để tạo sự công bằng cho thí sinh", thầy Chính nhìn nhận.
Về "phần mềm", hệ thống thꦺi phải ổn định, bảo mật bởi bất cứ🔴 sự trục trặc nào giữa chừng đều ảnh hưởng lớn tới thí sinh. Nhiều lần cùng học trò tham gia các kỳ thi trên máy tính, thầy giáo đã chứng kiến những cảnh "dở khóc dở cười" khi thí sinh bị "out" khỏi hệ thống mà không rõ nguyên nhân.
"Điều tôi băn khoăn nhất là phần mềm chấm thi THPT quốc gia. Làm thi trên giấy, nếu học sinh tô mờ đáp án thì cán bộ chấm thi có thể sửa lỗi cho các em, chưa kể đó còn là bằng chứng để giải quyết những phát sinh sau khi công bố điểm thi. Bây giờ làm bài trên máy tính, liệu có thể lưu đưꦏợc dữ liệu tương tự cho thí sinh, các em liệu có bị bất lợi", thầy giáo đặt vấn đề.
Hiệu trưởng một trường THPT tư thục tại TP HCM cho rằng, sau năm 2020, việc thi THPT quốc gia t🐎rên máy tính khó khả thi, dù chỉ là thí điểm. Ngay cả một đô thị lớn như TP HCM cũng chưa đủ cơ sở hạ tầng để tổ chức thí điểm. "Cần ít nhất là 5 năm cho kế hoạch này, đồng thời phải tổ chức một trung tâm khảo thí đủ mạnh để thực hiện. Ngân hàng đề thi phải rất dồi dào, đảm bảo chất lượng để thí sinh có thể thi nhiều đợt", ông nói.
Tại cuộc họp hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực hôm 26/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết phương án thi trong giai đoạn ꦏ2021-2025 là ⛎kết hợp thi trên giấy và máy tính, nhưng sẽ thi trên máy tính nhiều hơn.
"Thi trên giấy hay trên máy tính cũng chỉ là hình thức thi. Không máy móc nào th📖ay thế được con người, đội ngũ khảo thí không được chuẩn bị tâm thế tốt, công nghệ tốt mà không quản lý tốt cũng khó thành công. Tới đây, Bộ sẽ rà soát, tăng cường chất lượng đội ngũ khảo thí trên cả nước", ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo🎃 cũng nhấn mạnh thi là nhiệm vụ liên quan tới mọi người, mọi nhà. Vì vậy, Bộ sẽ từng bước chuẩn bị và tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện phương án thi tốt nhất.
Dương Tâm - Mạnh Tùng