"Chúng tôi luôn nhìn vào Mỹ như người tiên phong bảo vệ tự do. Nếu họ rút lui thì tất cả cũng sẽ rút lui", Marzona cho hay, trong lúc hồi tư🌄ởng về mùa hè năm ông 16 tuổi, khi người Mỹ "mang thực phẩm, vũ khí và nền dân chủ" đến Italy.
Người đàn ông 92 tuổi thường xuyên tới các trường học để cảnh báo học sinh về sự nguy hiểm của nạn bắt nạt, cũng như tầm quan trọng của việc đứng lên chống lại n🐽ó. "Giờ đây, Trump lại muốn trở thành kẻ bắt nạt", ông nói.
Tin tức liên quan đến làn sóng biểu tình tại Mỹ đang tràn ngập các mặt báo, kênh truyền hình và mạng xã hội toàn cầu. Cơn thịnh nộ đối với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát bắt nguồn từ thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy dẫn đến tử vong.
Tình trạng bạo loạn, cướp bóc trong các cửa hàng và phá hủy nhiều công trình buộc hàng chục địa phương tại Mỹ phải áp lệnh giới nghiêm, triển khai lính Vệ binh Quốc gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đe dọa điều động quân đội ở cấp độ liên bang tới các thành phố lớn để xử lý tình hình. Diễn biến này khiến nhiều người dân trên thế giới cảm thấy lo lắng về nước Mỹ.
Alessio Cotroneo, sinh viên 24 tuổi tại thành phố Turin, Italy, giữ một tấm áp phích về Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 𒁏trong ꦓphòng và mơ ước được đến làm việc tại "miền đất hứa". "Tuy nhiên, giờ đây tôi nhận thấy xu hướng chuyên quyền đang tồn tại", Cotroneo cho hay.
Tại Kenya, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Phi, nơi tình trạng bạo lực cảnh sát đang ở mức đáng báo động, một số người cho rằng n𓂃hững video lực lượng an ninh phun hơi cay vào đám đông biểu tình và nhà báo ở Mỹ đã làm giảm trọng lượng tiếng nói của Washington khi chỉ trích sự bất công tại nơi khác, hoặc thuyết giảng về nhân quyền cho các quốc gia châu Phi.
Njeri Wa Migwi, một nhà hoạt động đang nuôi 5 con ở thủ đô Nairobi, từn🌄g sinh sống và làm việc tại thành phố Boston, Mỹ, hồi năm 2009. Tình trạng bất ổn ở Mỹ khiến bà cảm thấy không bao 🐈giờ muốn con mình đến đất nước này, bởi lo sợ nguy cơ nhận được cuộc gọi lúc nửa đêm thông báo rằng: "Con bà đã bị cảnh sát giết chỉ đơn giản vì là người da màu".
Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp. Nhiều ℱngười được phỏng vấn trên đường phố cho hay cái chết của Floyd càng làm họ mất thiện cảm với Mỹ, trong khi hình ảnh của nước này vốn xấu đi kể từ lúc can thiệp ♛vào Iraq năm 2003. Bên cạnh đó, bản thân Pháp cũng tồn tại những vấn đề về phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát.
"Chuyệ🌟n xảy ra với Floyd là vô nhân đạo", Frederic Kauffmann, chủ do♔anh nghiệp 48 tuổi, nhận xét.
Tại Mexico, người dân cũng lo lắng về mối nguy hiểm mới từ Mỹ, nhưng đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người biểu tình. Barbara Arredondo, nhà văn kiêm doanh nhân tại Mexico City, cho biết cô theo dõi tình hình biểu tình tại Mỹ trong tâm trạng lo🌟 lắng.
"Thật đau lòng khi không ai trên đường phố được an toàn. Những phát biểu của Trump là nguyên nhân chủ chꦅốt dẫn đến tình trạng bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến, cũng༺ là lý do mà không ai được an toàn", người phụ nữ 36 tuổi nêu ý kiến.
Arredonꦬdo trưởng thành tại một nơi chỉ cách bang Texas khoảng ba giờ lái xe và luôn ngưỡng mộ các giá🤪 trị, cũng như phương pháp kinh doanh của Mỹ. Cô cho biết tình trạng bất ổn hiện nay chỉ càng củng cố sự tôn trọng mà cô dành cho người Mỹ.
"Rất nhiều công dân Mỹ, bất kể nguồn gốc và xuất thân ra sao, đều đang xuống 🔯đường. Họ là những hìn𓂃h mẫu cho sự chuyển đổi xã hội", Arredondo nói.
Tầm ảnh hưởng của làn sóng b൩iểu tình đã chạm tới cộng đồng người da màu tại Anh, những người ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚcũng phải chịu bất công vì cách hành xử của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc.
"Điều tương tự xảy ra tại Anh, khiến nhiều người cảm thấy xúc động. Mức độ bạo lực của cảnh sát mà chúng tôi phải chịu đựng không ngh🌞iêm trọng đến thế, nhưng các yếu tố 🀅tạo nên tình trạng đó thì như nhau", Nadine Batchelor-Hunt, cựu chủ tịch Chiến dịch Cộng đồng Dân tộc Thiểu số và Da màu tại Đại học Cambridge, nhận xét.
Hàng nghìn người hôm 1/6 tập trung tại 💝công viên Hyde ở trung tâm thủ đô London để thể hiện sự đoàn kết với những người biểu tình Mỹ. Richie Newton, một nhạc sĩ 28 tuổi trong đám đôꦿng, cho biết sự việc tương tự vụ George Floyd từng xảy ra quá nhiều lần, nhưng điều gây bất ngờ là lần này mọi người "thực sự quan tâm".
"Họ đang lắng nghe, phản ứng và kêu gọi chấm dứt tình trạng này. Những thông điệp đó đang lan tỏa khắp thế giới. Đây là lần đ꧑ầu tiên tôi chứng kiến nhiều chủng tộc kh🔯ác nhau đứng lên vì người da màu đến vậy. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được nhiều sự ủng hộ như thế", anh nói.
Các cuộc biểu tình ở Mỹ còn gây chấn động Iraq, nơi người dân giờ đây quan tâm đến tình hình Minneapolis và Washington hơn cả rắc rối ở chính địa phương của họ. "Biểu tình ở Mỹ tác động đến toàn cầu bởi người dân coi Mỹ là một quốc gia dân chủ, áp dụng mọi công ước về nhân quyền", Abdul Jabbar al-Khuzai, giảng viên tại một tổ chức giáo dục của♒ người theo dòng Hồi giáo Shiite, giải thích.
"Tôi tự hỏi chuyện đó có thật hay không", Soran Tawfiq, chủ một cửa hàng ở thành phố ༺Sulaimaniyah, phía bắc vùng Kurdistan của Iraq, cho hay. "Đúng là ngày nào cũng có những vụ giết người trên thế giới. Nhưng tại sao một cảnh sát, người đáng lẽ phải bảo vệ pháp luật, lại giết một thường dân vì phân biệt chủng tộc? Thật khó chấp nhận".
Lấy cảm hứng từ Mỹ, nhiều người tại 𒊎Basra, thành phố lớn thứ hai Iraq, đã xuống đường hôm 3/6. "Diễn biến tại Mỹ tạo ra sự ủng hộ tích cực cho những người muốn đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc và chuyên quyền khắp thế giới", Karrar Muslim, một người biểu tình tại Basra, nêu ý kiến.
Katya Gazetnikova, sinh viên chuyên ngành quản lý thể thao tại Nga, cho biết cô "theo dõi rất sát sao" các cuộc biểu tình ở Mỹ, chủ đề đang thu hút giới trẻ Nga. "Tôi lúc nào cũng quan tâm đến tình 🍰hình Mỹ, quốc gia nổi bật trên thế giới, hội tụ tất c🍒ả công nghệ hiện đại và những điều thú vị. Diễn biến hiện nay đang làm rung chuyển các nền tảng tại đó", Gazetnikova cho hay.
Nữ sinh 19 tuổi bày tỏ quan ngại về cái chết của Floyd, nhưng cho rằng chuy🌳ện này không có nghĩa là tất cả c♛ảnh sát Mỹ đều tồi tệ. "Nhiều người trong số họ cũng biểu tình. Họ còn ủng hộ và ôm người biểu tình", cô nói.
Ozge Siteiss, sinh viên luật 22 tuổi tại Berlin, Đức, tự hỏi sự bất ổn ở Mỹ rồi sẽ đi đến đâu. "Tôi và bạn bè đều thấu hiểu nỗi tức giận, bởi nạn phân b💛iệt chủng tộc đã trở thành hệ thống. Nhưng tôi không biết đâu là điểm dừng. Tình hình tại Mỹ hiện nay gần như là nội chiến", cô nói.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)