Cô gái 19 tuổi họ Lý qua đời hôm 20/6 sau khi nhảy từ tầng 8 một tòa nhà ở thành phố Khánh Dương, phía tây bắc tỉnh Cam Túc, bất chấp nỗ lực giải cứu của đội cứu hỏa, AFP đưa tin.
Những video quay lại giây phút cuối đời của Lý lan truyền trên nhiều mạng xã hội khác nhau ở Trung Quốc. Một số người trong đám đông đã chế nhạo và thúc giục cô gái trẻ "nhảy nhanh lên", thậm chí vỗ tay và cười lớn khi cô chạm đất trong tiếng hét bất lực của lín❀h cứ♉u hỏa.
Cảnh sát vẫn đang điều tra nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành động tự sát. Theo báo cáo, thiếu nữ này mắc bệnh trầm cảm, từng bị giáo viên qu♔ấy rối tình dục, nhưng không nhận được sự giúp đỡ tích cực từ nhà trường và chính quyền. Trước khi qua đời, Lý đã 4 lần cố tự sát bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có một lần được cứu kịp thời khi chuẩn bị nhảy lầu.
Đám đông vô cảm
Cảnh sát hôm 25/6 cho biết hai người la ó trong đám đông đã bị bắt giữ và 6 người khác đang bị điều tra do đăng những bài viết lăng mạ Lý. Ứng dụng đăng video Kuaishou cũng đã xóa 12 tài khoản người dùng sau khi họ phát trực tiếp vụ tự tử của Lý, theo China Daily. Đại diện công ty này hôm 26/6 nói rằng họ đã thắt chặt quá trình kiểm duyệt vi💦deo và sẽ ngă﷽n chặn kịp thời những video trực tiếp chứa nội dung không phù hợp.
Sự việc làm bùng nổ phản ứng tức giận của dư luận Trung Quốc. "Thế giới đang ngày cà👍ng vô cảm hơn. Tôi thấy sợ hãi. Những người đó thiếu nhận thức đến mức nào khi kêu gọi cô ấy nhảy xuống?", một người dùng Weibo tỏ ra hoang mang. "Tôi mong bạn đã tဣới một thế giới tốt đẹp hơn, nơi con người không quá lạnh lùng và thờ ơ", người khác chia sẻ trên Twitter.
Xu Jiwei, đội trưởng nhóm cứu hộ tại sở cứu hỏa địa phư☂ơng,🍨 người đã cố ngăn cản Lý tự sát, cho biết th🌳iếu nữ đã cầu xin anh để cô được chết. Anh chia sẻ rằng toàn bộ đội cứu hỏa đã khóc sau khi Lý nhảy xuống và họ "vô cùng xin lỗi" vì cái chết của cô.
"Cô gái đã chiến đấu suốt hai năm. Trừ người bố, không ai quan tâm tới nỗi đau của cô ấy, nga📖y cả các giáo viên, nhà trường, tòa án và công tố viên. Chỉ có những người lính cứu hỏa kia là nỗ lực cứu cô ấy", một tài khoản Weibo viết.
Nạn nhân quấy rối tình dục chịu thiệt thòi
Vụ việc còn thu hút sự chú ý tới cuộc đấu tranh nhằm tìm kiếm trợ giúp pháp l♒ý tr🦩ong các cáo buộc tấn công tình dục của phụ nữ Trung Quốc. Trong bức thư ta🌃y dài 6🌼 trang để lại trước khi tự sát, Lý tố cáo giáo viên họ Ngô quấy rối mình và đòi công bằng.
Theo lời kể, vào tháng 9/2016, Lý tới phòng y tế trong trường vì bị đau dạ dày🦄. Ngô đã tới kiểm tra rồi lợi dụn𝔍g cơ hội để chạm vào mặt, hôn lên môi và cắn vào tai cô, thậm chí cố xé quần áo. Sau đó một giáo viên khác bước vào và Lý được đưa về ký túc xá.
Lý và bố mình đã báo cáo vụ việc với sở cảnh sát vào tháng 2/2017, khiến Ngô ngồi tù 10 ngày vì tội lạm dụng. Tuy nhiên, bố của Lý cảm thấy mức phạt này quá nhẹ nên đã kêu gọi các công tố viên trong quận can thiệp, nhưng h🤡ọ quyết định không kết tội Ngô. Theo 𝔉báo cáo, Ngô đã phủ nhận cáo buộc và nói rằng chỉ dùng miệng chạm vào trán Lý để "kiểm tra nhiệt độ".
Nhà trường đã đề nghị bồi thường gia đình của Lý 350.000 nhân dân tệ (khoản hơn 53.000 USD) để đổi lấy việc rút đơn kiện Ngô, nhưng họ từ chối. "Chúng tôi không thể đồng ý thỏa thuận đáng xấu hổ đó được", bố của Lý cho biết. Trong đơn khi🐬ếu nại gửi tới công tố viên, Lý nói rằng nhà trường đã khiến cô thất vọng và không trừng phạt Ngô bởi người này "khó thay thế".
Phát ngôn viên sở giáo dục Khánh Dương hôm 26/6 cho biết giáo viên dạy hóa này đã bị sa thải và cấm dạy 🌠học suốt đời. Một số người đãও tìm ra địa chỉ nhà của Ngô và viết những thông điệp đe dọa bằng sơn phun lên tường.
Trung Quốc không có định nghĩa pháp lý về quấy rối tình dꦐục và không có quy định toàn quốc vꦅề việc giải quyết các cáo buộc lạm dụng trong trường học và nơi làm việc.
Guo Jianmei, luật sư về quyền phụ nữ ở Bắc Kinh, cho biết rất hiếm trường hợp tấn công tình dục bị truy tố. Việc thiếu bằng chứng và sự tôn trọng dành cho phái nữ là những nguyên nhân khiến tình trạng nà🙈y không được xử lý nghiêm túc ở Trung Quốc.
"Lý là trường hợp điển hình. Sự bơ vơ và cô đơn sau thời gian dài chịu áp lực khiến cô ấy chọn cái chết. Điều này đã xảy ra nhiều lần. Việc quấy r🃏ối bí mật rất khó kết áಞn bởi không có hành động bạo lực rõ ràng", Guo giải thích.
"Lý thực sự rất dũng cảm khi tìm tới cảnh sát và trình bày sự việc. Hầu hết con gái chỉ âm thầmꩵ khóc và trở nên trầm cảm. Họ thậm chí không dám nói với bố mẹ", bà nói thêm.
Một cô gái Trung Quốc 26 tuổi được cư dân mạng ca ngợi vào tháng trước sau khi cố gắng kiện cảnh sát vì bỏ qua báo cáo bị cưỡng bức của cô. Đây được coi là nỗ lực t🔯hách thức chính quyền đầu tiên về cáo buไộc tấn công tình dục.
Trong cuộc khảo sát hơn 6.500 sinh viên Trung Quốc vào năm 2017 do Trung tâm Giáo dục Giới tính và Tình dục Quảng Châu thực hiện, 70% cho biết từng bị quấy rối và hơn 40% tiết lộ vụ việc xảy ra tại các khu vực công cộng trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, theo khảo sát năm 2015 của Sina, chỉ 4% nữ giới và một số rất nhỏ nam giới báo cáo cho cảnh sát 🦹những vụ lạm dụng trong trường học.
Ánh Ngọc