"Chúng tôi đang cân nhắc và có khả năng đóng cửa biên giới với Belarus", Thứ trưởng Nội vụ Litva Arnoldas Abramavicius nói với phóng viên ngày 28/7, sau nhiều lần cảnh bá🗹o về hiện diện của lực lượng đá🐼nh thuê Wagner tại quốc gia láng giềng.
Lực lượng Wagner tới Belarus sau vụ nổi loạn ngày 24/6, tham gia một số hoạt động huấn luyện và diễn tập với quân đội nước này ở gần biên giới. Tổng thống Alexande𝓀r Lukashenko đã đề nghị lực lượng Wagner hỗ trợ bảo vệ Belarus "ngay khi có yêu cầu".
Litva nhiều lần cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng lính Wagner có thể cải trang t🌠hành người xin tị nạn cố vượt biên giới vào các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hoặc thực hiện hành động khiêu khích liên quan người tị nạn.
"Có thể một số nhóm người tị nạn, người di cư bất hợ♏p pháp được chuyển đến để gây ra tình trạng bất ổn nào đó", ông Abramavicius nói thêm.
Chủ tịch đảng cầm quyền𒈔 Ba Lan Jaroslaw Kaczynski cho rằng lực lượng Wagner "đến Belarus không phải cho ൩vui".
"Họ ở đó để gây ra nhiều loại khủng hoảng khác nhau, chủ yếu nhằm vào Ba Lan", Ka🍷czynski nói, thêm rằng Ba Lan đã và đang xây🦩 dựng khả năng phòng thủ để đối phó "những hành động khiêu khích này".
Năm☂ 2021, EU cáo buộc Belarus kích động cuộc khủng hoảng người di cư ở biꦬên giới, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người từ Trung Đông, châu Á và châu Phi đến Ba Lan để vào khối, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Minsk. Belarus bác bỏ cáo buộc.
Cả Ba Lan v༒à Litva đều dựng hàng rào ở biên giới với Belarus và Nga, cáo buộc Minsk và Moskva điều phối dòng người di cư vào EU 🗹nhằm gây bất ổn cho khối.
Trong khi đó, Minsk hồi tháng 4 cáo buộc Ba Lan "chứa chấp" những người Belarus lưu vong "đang huấn luyện cho một cuộc nổi dậy ở quê 🦋nhà". Chính phủ Belarus cho biết họ đang theo dõi chặt 𒀰chẽ những người này, đồng thời cáo buộc họ cũng được huấn luyện ở Ukraine, Latvia, Litva và Cộng hòa Czech.
Huyền Lê (Theo AFP)