Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng ngày 16/11, đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) cho biết thuế nhập khẩu ôtô giảm về 0% từ đầu năm 2018 có thể khiến mỗi n༒ăm ngân sách thất thu bình quân hơn 4.400 tỷ đồng.
Theo ông Tuấn, người dân cũng đang có tâm lý chờ đợi giá xe rẻ khi thuế suất nhập khẩu về 0% nên họ đăng ký học lái xe đông. 💯Điều này sẽ tạo áp lực lên hạ tầng giao thông. Ông đề nghị♏ Bộ trưởng Tài chính cho biết giải pháp nào để đảm bảo chống thất thu thuế và ổn định thị trường ôtô trong nước, ổn định tâm lý của người dân để phát triển ngành ôtô?
Trả lời vấn đề này, Bộ trư🐻ởng Tài chính Đinh Tiếܫn Dũng cho biết, lộ trình cắꩵt giảm thuế nhập ꦍkhẩu thì đây không phải là thất thu mà là giảm thu trực tiếp từ ngân sách.
Bộ trưởng Tài chính cũng cho rằng, từ đầu năm 2017 thì tỷ trọng ôtô nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam tăng. Tính trong 6 tháng đầu năm, ô tô nhập từ khu vực tăng 50,4% về lượng và 82,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, tính đến 9 tháng đầu năm nay, tổng doanh số bán hàng ôtô lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đúng là cho thấy người mua đang có tâm l๊ý trông chờ việc cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô về 0% từ ngày 1/1/2018. Qua đó, phần nào tác động đến công ăn việc làm, kể cả thu ngân sách.
Trước tình hình nà♔y, ông Dũng cho biết Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116 vào tháng 10/2017 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và linh kiện, kinh doanh bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu và trình Chính phủ xem xét Ng𒅌hị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 122 về biểu thuế 𝓰nh💯ập khẩu ưu đãi.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất🌼 giảm thuế xuất thuế nhập khẩu với toàn bộ linh kiện ôtô mà trong nước chưa sản xuất được xuống 0% trong giai đoạn 5 năm từ 2018-2022 và có gắn với sản lượng xe phải lắp rá꧅p hàng năm.
M🏅ục tiêu của giải pháp này là để kích🐟 thích sản xuất trong nước. Ngoài ra cũng nhằm triển khai Nghị quyết số 33 năm 2016 của Quốc hội nhằm hỗ trợ thị trường ô tô trong nước tăng sức cạnh tranh, phát triển cũng như tăng thu thuế nội địa. Nghị định này sẽ được Thủ tướng ký trong ngày nay hoặc mai.
Ông Dũng chia sẻ thêm, qua làm việc với các địa phương có sản xuất ôtô như tỉnh Quảng Nam, Bộ Tài chính thấy rằng, nếu không có những chính sách mới này thì trong năm tới, Quảng Nam sẽ giảm thu so với dự toán sấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Nhưng nếu Nghị định này sớm ban hành thì sẽ đảm bảo dự toán thu. Và đây là giải pháp để kích thích sản xuất ôtô trong nước và đảm bảo được cơ cấu lại ngân sách trong việc cắt giảm thuế quan thuế🐷 nhập khẩu cũng như tăng thuế thu nội địa.
Việc cam kết giá nhập khẩu xe từ ASEAN giảm còn 0% là theo lộ trình trong Hiệp định thương mại tự do AFTA. Những thông tin này thời gian qua mở ra một hy𝄹 vọng cho khách hàng Việt, rằng giá ôtô sẽ giảm, ít nhất là từ 2018. Bởi lẽ, thuế nhập khẩu là một trong những gánh nặng lớn nhất đè lên gi🉐á xe bán ra tại thị trường Việt Nam nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, ôtô vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ, vì thế ngoài thuế nhập khẩu thì bị đánh thuế rất cao ở mọi loại thuế phí như giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trước bạ cùng gần 10 loại phí khác. Do đó, theo nhiều chuyên gia trong ngành, xe nhập khó có cửa sáng khi t🉐huế nhập khẩu về 0% vì còn rất nhiều công cụ thuế, phí và hàng rào về kỹ thuật, tài chính mà Chính phủ có thể thay đổi để không cho giá xe giảm, thậm chí tăng.
Bởi nếu giá xe rẻ, người dân dễ mua xe hơi, Chính phủ sẽ lo lắng𓃲 về lượng phương tiện tăng cao nên Chính phủ phải đánh thêm các thuế, phí để hạn chế. Thực ꦜtế đã chứng minh, dù hiện tại doanh số thị trường xe hơi Việt Nam còn khá nhỏ nhưng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đã có những mức thuế phí cao hơn hẳn địa phương khác (đăng ký biển số, trước bạ) nhằm hạn chế, mà hai thành phố này lại chiếm phần lớn lượng xe bán ra ở Việt Nam.
Thanh Lê