Công ty Thụy Điển SSAB sản xuất lô thép đầu tiên trên thế giới không cần dùng nhiên liệu hóa thạch và đang giao tới cho khách hàng đầu tiên - tập đoàn Volvo. Đây là cột mốc mới cho dự án Hybrit của SSAB, công ty năng lượng Vatten🗹fall và tập đoàn khai thác khoáng sản LKAB. Hybrit được lập ra vào năm 2016 với mục tiêu sử dụng "100% hydro không nhiên liệu hóa thạch" thay thế than trong quá ♌trình sản xuất thép.
Trong thông báo hôm 18/8, SSAB nhận xét chuyến giao hàng lần này là bước quan trọng trên con đường hướng tới chuỗi giá trị hoàn toàn không có nhiên liệu hóa thạch để sản xuất sắt và thé꧒p. Hãng đặt mục tiêu tiếp tục phát triển công nghệ này để có thể t🌃hực hiện với quy mô công nghiệp và năm 2026 là mốc thời gian kỳ vọng.
"Lô thép không nhiên liệu hóa thạch đầu tiên trên thế giới không🌞 chỉ là bước đột phá với SSAB mà còn là bằng chứng cho thấy tính khả thi của việc chuyển đổi và giảm đáng kể l♛ượng khí thải carbon của ngành thép", Martin Lindqvist, CEO kiêm chủ tịch SSAB, nói.
Ngành sắt thép tạo ra khoảng 2,6 tỷ tấn khí thải CO2 trực tiếp mỗi năm, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Năm 2019, lượng CO2 còn nhiều hơn lượng khí thải trực tiếp từ các ngành như xi măng và hóa chất.💞 IEA cũng cho biết, thép là ngành công nghiệp tiêu thụ than lớn nhất ꦓkhi than cung cấp khoảng 75% nhu cầu năng lượng.
Hybrit không phải dự án duy nhất đặt mục tiêu giảm thiểu tác động của quá trình sản xuất thép. Ví dụ, H2 Green Steel muốn xây một cơ sở sản xuất thép ở miền bắc Thụy Điển, sử dụng năng lượn💎g từ một nhà máy hydro "xanh". Cơ sở này dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2024, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ sản xuất 5 triệu tấn thép mỗi năm.
Hydro có thể được sản xuất bằng nhiều cách, trong đó có điện phân - sử dụng dòng điện để ꦇtách nước 🐠thành oxy và hydro. Nếu dòng điện này xuất phát từ một nguồn tái tạo như gió hay năng lượng mặt trời thì hydro sản xuất ra sẽ được gọi là hydro "xanh" hoặc hydro "tái tạo".
Thu Thảo (Theo CNBC)