Thông tin được ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP), đưa ra tại hội nghị triển khai dự án Vành đai 3, chiều 12/1. Đây là dự án giao thông liên vùng đi qua TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, sẽ khởi côn💜g giữa năm nay.
Theo ông Phúc, nhu cầu vật liệu cho toàn tuyến Vành đai 3 ước tính khoảng 12,2 triệu m3. Trong đó, nguồn đất và cát phục vụ công tác san lấp khoảng 7 triệu m3; cát và đá xây dựng hơn 5,2 triệu m3. Các đơn vị liên quan đã khảo sát và tဣhống kê trong vùng có 120 mỏ vật liệu đang khai thác thuộc 8 địa phương, trong đó có ba tỉnh mà vành đai đi qua, gồm: Bình Dương, Đồng Nai và Long An; còn lại chủ yếu ở miền Tây. Tổng trữ lượng tại 120 mỏ vật liệu này ước tính hơn 503 triệu m3.
"Tuy nhiên, nguồn này sẽ bị phân tán qua nhiều công trình lớn khác đang triển khai ở khu vực, dễ dẫn đến Vành đai 3 gặp tình trạng khan hiếm vật liệu", ông Phúc nói và kiến ngh🍌ị cജác bên cần tiếp tục rà soát, cập nhật các mỏ vật liệu mới, xác định cụ thể trữ lượng, khả năng cung ứng. Trong đó, những địa phương tuyến vành đai đi qua cần xác định ưu tiên nguồn vật liệu cho dự án này.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm cũng nói việc cung ứng vật liệu cho Vành đai 3 đang là vấn đề lo ngại nhất, trong bối cảnh thời gian khởi công dự án đã cận kề. Vành đai 3 dù được áp dụng các cơ chế đặc biệt như cao tốc Bắc - Nam, song khó khăn về trữ lượng, chất lượng mỏ vật liệu (nhất là vật liệu đắp) cꦺùng thủ tục khai thác mỏ, c🃏huyển mục đích sử dụng đất... đang là khó khăn lớn chưa được giải quyết. Do vậy, việc rà soát, đề xuất giải pháp đáp ứng nguồn vật liệu hiện cấp thiết nhằm đảm bảo tiến độ triển khai.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, tiến độ chung của dự án Vành đai 3 hiện cơ bản đáp ứng. Bốn tỉnh, thành tuyến đi qua đang khẩn trương triển kha🧸i các phần việc để tháng 6 khởi công và hoàn thành sau ba năm. Trước khó khăn nguồn vật liệu thi công, ông Mãi đề nghị các địa phương thành lập nhóm riêng để rà soát cụ thể số lượng mỏ trong khu vực, tìm thêm nguồn cung mới cũng như đề xuất rút gọn thủ tục khai thác. Nếu các bên thống nhất, sau Tết Nguyên đán nhóm này sẽ phối hợp rà soát và tham mưu triển khai các công việc, nhằm đáp ứng nguồn vật liệu cho dự án.
Vành đai 3 TP HCM được đầu tư giai đoạn một với chiều dài hơn 76 km, chia 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng. Với tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng, đây là dự án giao thông lớn nhất ở phía Nam tín♛h đến thời điểm này. Tuyến đường khi hoàn thành ngoài kết nối giao thông liê✨n vùng TP HCM còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cả Vùng trọng điểm phía Nam.
Gia Minh