Đối với con người, giao tiếp là nền tảng của các mối quan hệ và là một phần trong cách chúng ta hoạt động hàng ngày. Động vật cũng phát ra âm than𒁏h để báo động, thu hút bạn tình, gọi đồng loại và bảo vệ lãnh thổ. Tương tự con người, giao tiếp ở động vật cũng đặt nền móng cho tính xã hội và đảm bảo sự tồn tại của chúng.
Thông thường, chúng ta đo lường "khả năng giao tiếp bằng giọng nói" của con𒈔 người theo hai cách: lượng thời gian nói và sự đa dạng trong những gì được truyền đạt bởi những âm thanh đó. Điều này có thể áp dụng cho các loài động vật hay không?
Âm thanh không nhất thiết là "tiêu chuẩn vàng" trong giao tiếp ở động vật. Chúng liên tục phát đi thông tin, từ tiếng kêu, mùi hương cho đến tư thế. Những loài khác nhau có những cách tương tác với đồng loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ đề cập đến giao tiếp bằng âm thanh, các loài có tập tính xã hội cao có xu hướng đa dạng hơn trong thông t⛦in mà chúng truyền tải.
Nhìn chung,🌟 động vật sống đơn độc không cần truyền tải thông điệp phức tạp, khác với những loài sống theo nhóm hoặc bầy đàn: cần giao tiếp nhiều để duy trì thứ bậc xã hội, xác định vị trí, chia sẻ thức ăn và cảnh báo nhau về các mối đe dọa.
Theo tác giả chính của nghiên cứu Erich Jarvis, nhà thần💞 kinh học tại Đại🗹 học Rockefeller của Mỹ, động vật giao tiếp bằng âm thanh có thể được chia thành hai nhóm lớn: những loài giao tiếp bẩm sinh (không thể bắt chước âm thanh) và những loài "học âm" (có thể bắt chước âm thanh), trong đó nhóm thứ hai có số lượng ít hơn, chủ yếu bao gồm các loài chim biết hót và động vật có vú như cá heo, cá voi, voi, hải cẩu và dơi.
"Dễ thấy, động vật học âm là nhóm có ♚khả năng phát ra nhiều tiếng kêu hơn, đồng thời tạo ra các chuỗi âm thanh phức tạp hơn", Jarvis nhấn mạnh.
Vậy loài nào đứng đầu tiên trong danh sách động vật giao tiếp nhiều nhất? "Không có🥃 ai mà tôi biết đã thực sự ra ngoài và đo đạc tiếng kêu của tất cả các loài để đưa ra câu trả lời chắc chắn. Nhưng theo lập luận trên, nó phải là một thành viên của nhóm học âm", Jarvis nói thêm.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một dự đoán có cơ sở rằng cá heo là "ứng cử viên" nặng ký cho danh hiệu động vật giao tiếp bằng âm thanh nhiều nhất trong thế giới tự nhiên. "Nếu từng ở dưới nước với cá hඣeo, bạn sẽ thấy gần như không có sự yên tĩnh. Chúng giao tiếp liên tục", đồng tác giả của nghiên cứu Arik Kershenbaum, nhà động vật học tại Đại học Cambridge của Anh, cho biết.
Bên cạnh việc tìm hiểu về động vật, Jarvis cùng đồng nghiệp cũng dành một phần thời gian để nghiên cứu những người học thanh nhạc để hiểu hơn về ngôn ngữ nói của chúng ta. Họ đã xác định được một số đột biến di truyền nhất định ở chim biết hót có thể làm sáng tỏ cách rối loạn giọng nói xảy ra ở người. Do đó, nghiên ♔cứu động vật giao tiếp cũng là cách để giúp chúng ta hiểu bản thân hơn.
Đoàn Dương (Theo Live Science)