Ảnh vệ tinh thương mại được công 🦩ty Planet Labs của Mỹ chụp hôm 17/4 cho thấy loạt tiêm kích MiG-29M/M2 và máy bay huấn luyện FTC-2000 bị phá hủy hay hư hại nghiêm trọng tại ཧcăn cứ không quân Merowe ở ngoại ô thủ đô Khartoum của Sudan.
Trong ảnh vệ tinh, ít 𒅌nhất một tiêm kích MiG-29M/M2 bị thiêu rụi tại sân đỗ, hai phi cơ cùng loại gần đó có vết cháy và chảy dầu. Chưa rõ số phận của hai tiêm kích MiG-29 trong nhà chứa gần đó.
4 máy bay huấn luyện FTC-2000 do Trung Quố🙈c sản xuất cho không quân Sudan được bố trí gần nhà chứa, trong đó một chiếc cũng bị phá hủy hoàn toàn.
Phi đội MiG-29M/M2 này thuộc biên chế không quân Ai Cập v♐à được triển khai tại nước láng giềng Sudan từ tháng 11/2020 để tham gia hoạt động huấn luyện và diễn tập chung.
"Dường như phi đội MiG-29M/M2 đã bị tập kích chính xác. Đây có thể là vấn đề nghiêm trọng với không quân Ai Cập, bởi MiG-29M/M2 là biến thể MiG-29 hiện đại nhất thế giới, có tính năng tương đồng với dòng MiG-35 của Nga", chuyên gia Tyler Rogoway của chuyên trang quân sự War Zone nhận định.
MiG-29M là chiến đấu cơ đa năng do tập đoàn Mikoyan của Nga phát triển từ năm 2005, dựa trên nền tảng đồng nhất với tiêm🐠 kích hạm MiG-29K. Ai Cập đặt mua tổng cộng 46 máy bay MiG-29M một chỗ ngồi và MiG-29M2 hai chỗ ngồi vào năm 2015, quá trình bàn giao hoàn tất năm 2020.
Phi đội MiG-29M/M2 Ai Cập được trang bị động cơ RD-33MK không khói, radar Zhuk-ME và tổ hợp bám bắt quang điện - hồng ngoại OLS-UE hiện đại, cùng cụm chỉ thị mục tiêu ꦫT220/e cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác cao.
Chưa rõ nhiệm vụ của các tiêm kích MiG-29M/M2 đóng tại căn cứ Merowe, cũng như vì sao Ai Cập không đưa tiêm kích về nước khi căng thẳng gia tăng tại Sud🦄an.
Phi đội MiG-29M/M2♋ này dường như từng tham gia cuộc diễn tập chung "Nile Eagles-2" được hai nước tổ chức hồi tháng 3, nhưng cũng có thể là lực lượng Cairo triển khai thường trực ở quốc gia láng giềng.
Bạo lực bùng phát giữa quân đội Sudan và nhánh bán quân sự, Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), từ ngày 15/4 tại thủ đô Khartoum. RSF được thành lập năm 2013, thuộc sự quản lý của Cơ quan An ninh và Tình báo Quốc gia Sudan. Trong các hoạt động quân sự, RSF chịu sự chỉ huy của quân đội chính quy Sudan.
Giao tranh xảy ra sau nhiều tuần căng thẳng giữa tướng Abdel Fattah al-Burhan, người đứng đầu chính quyền quân sự, và chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Daglo do kế hoạch sáp nhập lực lượng này v꧑ào quân đội chính quy.
Các tay súng RSF cuối tuần trướ𒈔c tuyên bố đã thu giữ loạt tiêm kích MiG-29 và bắt nhiều binh sĩ Ai Cập đóng quân ở sân bay Merowe.
Khoảng 200 người đã thiệt mạng ꦛvà 1.800 người bị thương sau ba ngày giao tranh. Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, trong khi các tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Sudan là quốc gia Bắc Phi giáp với Ai Cập, có dân số khoảng 48 triệu người. Sau cuộc đảo chính nămꦐ 2021, Sudan được lãnh đạo bởi chính quyền quân sự.
Vũ Anh (Theo Drive)