Ra mắt cuối 2022, ChatGPT bắt đầu tạo nên cơn sốt từ đầu năm nay khi cán mốc 100 triệu người dùng chỉ sau hai tháng. AI này và các mô hình chatbot tương tự của Google, Microsoft... trở thành công cụ hữu ích cho người dùng cả trong công việc và giải trí. Tuy nhiên, xu hướng mới cũng làm nảy sinh những cuộc tranh cãi liên quan đến mối nguy từ AI tạo sinh và phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm.
Hơn 1.000 chuyên gia ký thư kêu gọi kiểm soát AI
Tốc độ phát triển chóng mặt của AI đã khiến nhiều lãnh đạo công nghệ hàng đầu lo ngại. Vào tháng 3, tỷ phú Elon Musk, Steve Wozniak - nhà đồng sáng lập Apple, Emad Mostaque - CEO Stability AI, giáo sư Yoshua Bengio - một trong những đặt 🌼nền móng cho AI, và hơn 1.000 nhà nghiên c♏ứu, lãnh đạo, chuyên gia khác đã ký vào bức thư kêu gọi ngừng đào tạo siêu AI.
Được soạn bởi Viện Tương lai Sự sống (Future of Life Institute), bức thư kêu gọi các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu "dừng việc đào tạo các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4 ít nhất trong 6 tháng". Động thái này không phải để hạn chế công nghệ mà là bước lùi cần thiết để kiểm soát và 💯ngăn chặn nguy cơ lạm dụng AI cho các mục đích nguy hiểm.
Ngay sau khi xuất hiện, thư nhanh chóng thu hút sự chú ý với các ý kiến trái chiều. Gary Marcus, giáo sư Đại học New York, nói với Reuters rằng "nội dung thư không hoàn hảo, nhưng tinh thần thì đúng". Ngược lại, một số chuyên gia cho rằn𓄧g vấn đề đang bị thổi phồng. Theo giáo sư Emily Bender tại Đại học Washington, thư định hướng "theo cách rất mơ hồ và không hiệu quả". Arvind Narayanan, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Princeton, cũng đánh giá thư ch✅ứa đầy sự cường điệu khiến "việc giải quyết tác hại thực sự đang xảy ra của AI trở nên khó khăn hơn".
Trong khi đó, dù tích cực kêu gọi kiểm soát trí tuệ nhân tạo, Musk vẫn thành lập công ty xAI vào tháng 7 và công bố siêu AI Grok để cạnh tranh với ChatGPT hồi tháng 11.
Ảnh giả Trump bị bắt, Lầu Năm Góc bị cháy
Bên cạnh cơn sốt ChatGPT, công cụ AI tạo ảnh cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi khi có khả năng tạo ra những♏ bức ảnh nhưไ thật chỉ thông qua một đoạn mô tả ngắn bằng văn bản.
Trong tháng 3, một người dùng đã sử dụng công cụ Midjourney để tạo ảnh cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt. Theo Washington Post, bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ rầm rộ trên mạng x♏ã hội và đáng lo ngại là nhiều người tin là ảnh thật.
Đến tháng 5, bức ảnh giả Lầu Năm Góc bị cháy với cột khói lớn bốc lên cũng lan truyền trên Facebook và Twitter, trong đó có cả một số tài khoản với hàng triệu người theo dõi, có dấu tích xanh. Thông tin sau đó xuất hiện trên một số trang tin tức lớn. CNN và NBC News ghi nhận thị trường chứng khoán Mỹ thậm chí bị tác động trong thời gian ngắn. Chỉ số Dow Jones giảm 80 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong phiên rồi phục h𒀰ồi sau khi ảnh được xác minh là giả.
Theo các chuyên gia, việc dễ dàng tạo ảnh giả bằng AI có thể gây ra tác hại xã hội nghiêm trọng, góp phần phát tán thông tin sai lệch. "Khi trình tạo ảnh AI trở nên phổ biến và tinh vi, không khó hình dung một ngày nào đó chúng có thể thao túng, đưa thông tin sai lệch về một sự kiện", trang công nghệ TechCrunch bình luận.
Hollywood tuyên chiến AI
Giữa tháng 7, hàng trăm diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim Hollywood đã xuống đường để phản đối việc đưa AI tạo sinh vào điện ảnh. Theo WSJ, đây được xem là cuộc ℱđình công lớn nhất của người lao động ở kin🗹h đô điện ảnh Mỹ trong 60 năm qua.
Tại Hollywood, các hãng phim nhìn thấy tiềm năng của AI trong sản xuất. Các công cụ này hiện được dùng để tăng tốc quá trình dựng phân cảnh, tạo đồ họa để hình dung câu chuyện diễn ra như thế nào và để thiết kế bối cảnh. Bộ phim đoạt giải Oscar 2023 Everything Everywhere All At Once sử dụng một số cảnh từ AI cũng khiến giới làm phim "vừa mừng vừa l♊o".
Theo Washington Post, một số diễn viên nổi tiếng, trong đó có Keanu Reeves, cho rằng sử dụng AI cho phim Hollywood là "đáng sợ", đồng thời có thể là cách để chủ dự♉ án phim trả lương không công bằng cho nghệ sĩ. Reeves đánh giá AI có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nghiêng về quan điểm c🌳oi công nghệ này là mối đe dọa đối với người sáng tạo hơn.
Hồi tháng 5, Hiệp hội Nhà văn Mỹ (WGA) đình công gần 5 tháng và yêu cầu🅘 các hãng phim không sử dụng AI viết tài liệu, cũng như không lấy nội dung của nhà văn để đào tạo AI. WGA đã đạt được thỏa ▨thuận với các hãng phim. Dù đây được xem là chiến thắng ban đầu, giới chuyên gia cho rằng những xung đột tương tự sẽ sớm tiếp diễn nếu xét đến tốc độ phát triển AI hiện tại.
Sam Altman bị sa thải
CEO OpenAI trở thành gương mặt nổi bật của lĩnh vực công nghệ nói chung và AI nói riêng trong 2023 nhờ sự phổ biến của ChatGPT. Tuy nhiên, ngày 17/11, ông bất ngờ bị OpenAI sa thải qua Google Meet. Trước sức ép của các nhà đầu tư, một ngày sau, hội đồng quản trị mời ông tới đàm phán nhưng thất bại. Đến 20/11, hơn 700 nhân viên công ty đồng loạt ký vào thư dọa nghỉ việc, nếu Sam Altman không quay về. Ngày 22/11, OpenAI đàm phán lần hai, đưa ônꦅg trở lại vị trí CEO.
Scandal tại OpenAI được đánh giá là sự kiện chấn động nhất cộng đồng AI năm nay. "Như một vụ nổ bom nguyên tử", Pietro Schirano, người sáng lập công ty khởi nghiệp AI AverArt, viết trên X. Trong khi đó, Elon Musk cho rằng có "điều gì đó đáng sợ" đã thúc đẩy ban lãnh đạo OpenAI hạ bệ Altman.
Đến nay, nguyên nhân thực sự của vụ sa thải chưa được công bố. Tuy nhiên, theo Reuters, hội đồng quản trị OpenAI đã ra quyết định đột ngột sau khi nhận được bức thư mật, cảnh báo về mối nguy hiểm và sức mạnh tiềm tàng của Q* (Q-Star) - một dạng sơ khai của trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI), được OpenAI phát triển song song với ChatGPT.
Bảo Lâm