Khán giả quá quen với triết lý thiện ác, nhưng sự tráo đổi thân phận con người trong cổ tích Tấm Cám mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng ai cũng có khát khao vượt lên số phận, muốn trở thành một phiên bản tốt hơn, nhất là n𒀰hững người không may mắn. Thậm chí, không ít lần ta muốn biến thành người khác vì chứng kiến họ quá hạnh phúc, hoàn mỹ. Khát vọng ấy không xấu, vấn đề nằm ở chỗ ta chọn lối đi nào: thiện lương hay bất chấp mọi thứ đᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚể đạt mục đích?
Phim Cám tập trung khai thác triết lý tráo đổi thân ph𒁏ận bằng cách cải biên số phận Cám. Xuyên suốt phim, biên kịch lột tả diễn biến, tâm lý nhân vật, lý giải sự thay đổi của Cám là tất yếu. Sinh ra với gương mặt dị dạng, Cám bị cha mẹ hắt hủi, người yêu tính toán, trong khi chị gái cùng cha khác mẹ lại được yêu thương, bảo vệ. Nội tâm đen tối của Cám bộc phát khi gặp gã phản diện ꩵBạch Lão.
Dù lấy Bạch Lão làm cái cớ lý giải diễn biến kinh d🌌ị trong phim, song cách xây dựng nhân vật Cám là sự minh họa bằng hình tượng điện ảnh cho triết lý: Ai cũng có khát vọng thay đổi thân phận của chính mình.
Khoảng 500 truyện trên thế giới có nội dung tương tự truyện Tấm Cám, đặc biệt tác phẩm nào cũng đề cập chi tiết thử giày (hài). Bạn đọc có thể thấy hình ảnh Tấm qua nhân vật 🎃Tro Bế🤪p, Lọ Lem (Cendrillon ở Pháp; Cinderella từ Anh; Cenerentola ở Italy; Cenusotca tại Rumani; Cernuska hay Doluska ở Nga...)
Campuchia có truyện Nàng Neang Kantoc. Người Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc) có Ta gia Ta luân. Người Myanmar có truyện Rùa vàng. Người Sre có truyện Gơ liu gơ lát; người Hre có truyện Ú và Cao. Truyện Kajong và Halêk thuộc dân tộc Chăm hay truyện Nàng Diệp Hạn là từ Trung Quốc...
Các nhà 🐟nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian coi nhân vật Rhodopis, một kỹ nữ làm vợ pharaon (vua Ai Cập) sau khi vô tình rớt giày - trong truyện cổ Ai Cập từ cách đây 2.000 năm là nguyên mꦰẫu cho loạt dị bản trên. Con người di cư đến những vùng đất mới, giao lưu văn hóa, góp phần lan tỏa mô típ truyện, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chi tiết thử hài có ý nghĩa gì? Cô gái ướm vừa chân sẽ trở thành vợ vua hay hoàng tử. Từ đó, giày (hài) được xem là tín vật tình𒀰 yêu. Thực tế, phụ kiện này luôn có đôi có cặp. Không ai mang một chiếc ra đường và không thể đi chiếc giày cọc cạch, quá lớn hay bé.
Đôi giày vừa vặn còn đại diện cho đôi 🍌lứa xứng đôi và trong tình yêu, nó đi kèm tiêu chuẩn riêng. Tấm đáp ứng mọi tiêu chí nên sống hạnh phúc bên hoàng tử. Chiều ngược lại, khi không thể phù hợp tiêu chuẩn người khác đưa ra, họ chưa thể viên mãn.
Trở lại với phim Cám, tình yêu giữa hoàng tử và Tấm diễn biến khá đột ngột, song cảnh thử hài dù hài hước vẫn là lời khẳng định, ca ngợi tình yêu. Chiếc hài vừa chân nhấn mạnh yếu tố định mệnh, bởi ta sẽ thất bạ🍌i nếu cưỡng cầu, giành giật thứ không hợp, không thuộc về mình.
Lấy cảm hứng từ cổ tích Tấm Cám, dị bản kinh dị c﷽ủa đạo diễn Trần Hữu Tấn thể hiện cách nhìn mới của êkíp làm phim. Tôi cho rằng cách nhìn mới nào cũng dễ gây tranh cãi, bất đồng, có khen lẫn chê. Yếu tố này thường thấy trong sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là gợi ý để êkíp tiếp tục bứt phá trong dự án tiếp theo.
Phim điện ảnh Cám dán nhãn꧒ T18 (không dành cho người dưới 18 tuổi).
Hà Thanh Vân