"Tôi đã đưa ra lựa chọn khó khăn. Tôi đã chuyển từ Asker, Na Uy sang Lugano, Thụy Sĩ", Røkke, cổ đông lớn nhất của công ty đầu tư Aker ASA, ông trùm ngành công nghiệp vận tải biển, đánh cá với tài sản hơn 1,86 tỷ USD, viết trong thư ngỏ gửi hội đồng quản 🍷trị hồi tháng 9/2022.
Røkke là một trong số nhiều tỷ phú, triệu phú ra nước ngoài trong năm qua, khi phải chịu mức thuế cao hơn với tài sản của mình. Số cư dân giàu có nhất Na Uy rời đất nước đã tăng lên mức chưa từng có từ khi chính phủ tăng thuế tài sản lên 0,1%, khiến đất nước thất thu hàng chục triệu USD t👍iền thuế.
50 người thu nhập cao rời Na Uy sang Thụy Sĩ năm 2022 có tổng giá trị tài sản hơn 3,8 tỷ USD, theo báo Dagens Naeringsliv.
Na Uy là một trong số ít quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vẫn áp thuế tài sản. Năm 1990, 12 quốc gia OECD, tất cả đều ở châu Âu, bắt đầu đánh thuế tài sản, nhưng phần lớn loại bỏ thuế này vào những năm 1990 và 2000 do lo ngại ngườ✅i giàu sẽ mang của cải đi nơi khác.
Pháp là nước gần đây nhất bỏ thuế tài sản năm 2017, sau khi khoảng 60.000 triệu phú ra nước ngoài từ năm 2000 tới 2016, theo nghiên cứu của công ty phân tích tình báo New World Wealth. Hiện các thܫành viên OECD ở châu Âu chỉ còn Na Uy, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ là vẫn duy 🥃trì loại thuế này.
Trên tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhực tế, thuế tài sản đóng góp rất ít cho nguồn thu của đất nước. Chỉ khoảng 1% số thuế mà Na Uy thu được đến từ thuế tài sản.
"Na Uy có lẽ là quốc gia phát triển duy nhất thu thuế tài sản đáng kể nhất, nhưng thực tế vẫn không nhiều lắm", Dan Neidle, chuyên gia của tổ chứ🍸c phi lợi nhận Hiệp hội Chính sách Thuế, nói.
Theo chính sách thuế của Na Uy, cá nhân có tài sản ròng trên toàn thế giới từ 161.800 USD trở lên sẽ🌺 bị đánh thuế 1% với phần vượt ngưỡng. Trong đó, 0,3% tiền thuế nộp lại cho nhà nước, còn 0,7% được trao cho chính quyền địa phương nơi người đó sống. Những người sở hữu tài sản hơn 1,9 triệu USD sẽ chịu mức thuế 1,1%.
Trong nỗ lực ngăn những người nộp thuế cao rời đất nước, Na Uy cho hay đang cân nhắc khả năng đánh "thuế xuất cảnh" trên thu nhập của cá𒉰 nhân ngay khi rời đất nước.
Tháng 11 năm ngoái, 🙈Na Uy đã thực hiện bước đi quan trọng ngăn người giàu ra nước ngoài khi bãi bỏ "quy tắc 5 năm". Quy tắc này quy định người giàu Na Uy có thể bán cổ phần mà không phải nộp thuế nếu từng sống ở nước ngoài hơn 5 năm.
Hồng Hạnh (Theo Telegraph)