Bà Hậu (khu tập thể Ngọ☂c Khánh, Hà Nội) than thở "ngày trước tôi nuôi 3 đứa con chẳng đứa nào lười꧙ ăn, giờ muốn thằng cháu ăn cho phải làm đủ trò".
Bố mẹ bé đi làm, sáng ra hai ông bà cho cháu ngồi vào xe đẩy, bưng bát cháo ra sân chơi để cậu nhóc mải xem n♌gười qua lại, chịu há miệng. Trưa, chiều cũng tương tự. "Buổi chiều thì nhàn hơn, vì hay có các chú đá bóng, thằng bé thích lắm, mải xem nên đỡ quay ngang, quay dọc hay khóc lóc, ngậm cháo...", bà Hậu kể.
Bà cho biết, mẹ bé cũng chịu khó đổi bữa cho con, hết cháo lươn, gà, chim câu đến tôm, cá, cua bể... nhưng cu cậu vẫn không thích, cứ ăn được hai ba thìa là lắc đầu, kêu khóc. Muốn cháu ăn thêm, ông bà phải đẩy ra ngoài chơi, ham vui cháu mới quên chống đối. Cứ thế quen dần, bây giờ ngồi nhà là bé nhấ꧅t định không chịu há miệng, nên có hôm trời mưa bà nội cũng phải che chắn bế cháu ra ngoài sân chơi để ăn.
Đưa con đi đám cưới, vợ chồng chị Maiܫ (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) ngượng chín mặt khi cậu con trai 2 tuổi nhất định không chịu ngồi yên ăn mà chạy hết chỗ này đến chỗ kia. Chị cho biết đó là hậu quả của việc từ bé đến lớn cứ bữa ăn là nhong nhong bên ngoài.
Chị kể lúc con mới ăn dặm, chị thư🅘ờng chuẩn bị sẵn đồ để người giúp việc cho ăn. Cô này cứ đến bữa là đưa cháu xuống sân chung cư, vừa xúc cho bé, vừa "buôn dưa lê". "Mình cũng sợ con quen đi ăn rong không tốt, nhưng nhắc mấy lần chẳng được. Có hôm mình ở nhà, bắt con ngồi vào ghế ăn, nó nhất định không chịu, phun thức ăn, khóc lóc, cuối cùng đành lại đưa xuống sân", chị Mai kể. Đến bây giờ, cứ tới bữa, con chị Mai vẫn chạy lăng xăng khắp nơi, mẹ hay người giúp việc vừa chạy theo, vừa đút.
Cảnh tượng các bà các mẹ đút ăn cho trẻ ở sân vui chơi khu tập thể hay các khu chung cư vào mỗi chiều ở Hà Nội rất phổ biến. Thạc sĩ tâm lýಞ Nguyễn Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý NT (Kim Mã, Hà Nội) cho biết, ngày nay, các gia đình có ít con, điều kiện kinh tế khá hơn, nên quan tâm đến con hơn, đầu tư từ bữa ăn, giấc ngủ, học hành. Cùng với đó, nhiều người lại than con chán ăn, lười ăn và quá vất vả trong việc tìm cách để trẻ chịu nuốt, trong đó có việc đưa đi ăn rong.
Thực tế, trẻ lười ăn đôi khi là hậu quả của việc ép ăn. Ép con phải ăn hết định mức, sáng bao nhiêu ly sữa, bát cháo... khiến trẻ phát chán. Các bà mẹ trẻ có học thường cố gắng tuân thủ đú🐽ng dinh dưỡng: bao nhiêu gam thịt, cá, vitamin, nhưng ꩵđôi khi lại quên điều quan trọng là con có thích ăn hay không.
Theo ông Chuẩn, người lớn muốn trẻ ăn hết suất, ăn không ngậm nên đưa trẻ đi ăn rong. Khi đã đi hôm nay thì mai lại phải tiếp tục và hình thành phản xạ có điều kiện: có đi mới ăn. Có khi bố phải làm ngựa, bà hát, ôn🤡g chơi trống... để trẻ chịu mở miệng. Có gia đình thì bật TV, cho con chơi Ipad, iphone để con mải mê quên từ chối thìa cháo. Nếu tiếp tục như vậy sẽ khó bỏ thói quen. Trẻ không tập trung vào bữa ăn, tiêu hóa không tốt. Khi bắt trẻ ăn và làm mọi chiêu trò, người lớn rồi cũng sẽ thấy mệt mỏi, chán nản, sinh cáu và càng khiến tâm lý trẻ tiêu cực, thấy bữa ăn không còn là niềm vui nữa.
Theo thạc sĩ Chuẩn, khi con lười ăn, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục, biết cách xử lý ngay từ đầu. Thấy con không muốn ăn, thay vì ép, đưa đi rong, cần xem lại cách nấu ăn có phù hợp với trẻ không: mặn, nhạt, chua... Cũng như người lớn, trẻ thích và khꦏông thích ăn một số thực phẩm. Bố mẹ ép trẻ ăn những thứ người lớn nghĩ là tốt꧃ cho sức khỏe, nhưng không để ý đến khẩu vị của bé.
Ngoài ra, có thể trẻ ít vận động, lại ăn quá nhiều chất lâu tiêu nên không đói và không muốn ă♐n. Vì vậy cần cho trẻ vận động kết hợp với dinh dưỡng cân đối, lượng vừa phải🐲.
Thạc sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 (Hà Nội) cho biết, về khía cạnh nào đó, việc cho trẻ ăn rong có mặt tốt, là có thể trẻ ăn được nhiều hơn. Nhưng mặt tiêu cực của việc này chiếm nhiều hơn. Thường những bé biếng ăn mới phải đi rong.
Ăn rong là đưa trẻ ra ngoài, dụ dỗ trẻ cuốn hút vào nhữn▨g thứ xung quanh để người lớn tranh thủ đút, tương tự như khi "🧸dụ" trẻ bằng TV, ipad..., việc ăn rong khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức.
Thường đến những chỗ đông người, ra ngoài đường, sân vui chơi có nhiều người qua lại nên dễ b𒈔ị bụi bẩn bay vào đồ ăn, gây mất vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn. Hơn nữa, người lớn không thể lúc ꦉnào cũng đưa trẻ ra ngoài để ăn được, khi gia đình có công việc, khi trẻ ốm đau, thời tiết mưa, nắng...
Bác sĩ Vi cho biết, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, trẻ chưa có đủ men để tiêu hóa hết thức ăn. Vì thế, nếu cho ăn theo khẩu phần không phù hợp, nấu đặc quá hay lỏng quá, không hợp miệng... đều khiến trẻ khó hấp thu, 𝓀không thích.
Cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt ngay từ khi mới bắt đầu tập. Cho bé ngồi một chỗ, tạo ý thức đến giờ thì ngồi vào bàn. Để trẻ tham gia bữa cùng gia đình. Trẻ lớn hơn, có thể để bé tập bốc để khám phá món ăn. Với mỗi loại thức ăn mới cần tập cho trẻ ăn từng chút một và xem phản ứng của bé. Dần dần, tập cho trẻ tự🌊 xúc và tôn trọng sở thích ăn uống của con. Với các bé 2,5-3 tuổi, có thể rủ con cùng tham gia trong quá trình nấu nướng, tạo không khí vui vẻ để trẻ hứng thú với bữa ăn.
Vương Linh