Thầy Võ Quốc Bá Cẩn, giáo viên trường THCS Archimedes, Hà Nội, cho rằng bài 2b của đề Khoa học Tự nhiên vòng 2 "chưa chặt chẽ". Đề chỉ nói là "hai thời điểm khác nhau thu được cùng một bộ số", nếu lỡ đó là thời điểm ban đầu và thời điểm nào đó thì khẳng định đề bài k🅘hông đúng.
Chẳng 💖hạn, ta xét bộ số ban đầu là (0, a, -a, 0), khi đó bộ số tiếp theo là (a, 0, -a, 0). Rõ ràng giả thiết vẫn đúng, nhưng khẳng định bài toán không đúng. "Do đó, đề phát biểu không được chặt chẽ. Lẽ ra phải có thêm dữ kiện hai thời điểm khác nhau và khác thời điểm ban đầu", thầy Cẩn nói.
Trần Nguyễn Nam Hưng, lớp 11 trường Phổ thông n🗹ăng khiếu TP HCM, giải nhất Toán quốc gia năm 2019-2020, cũng cho rằng bài 2b khó và quá kỹ thuật. "Phát biểu tuy có vẻ tổ hợp, nhưng bản chất hoàn toàn đại số và tạo ra cảm giác cồng kềnh", Hưng nói.
Ngoài ra, đề bài không nói rõ là hai thời điểm khác nhau đó có thời điểm nào, trùng với thời điểm ban đầu hay không. Điều này có thể khiến học sinh sa vào việc xét trường hợp có một thời điểm là ban đầu, và đưa ra cáꦯc nhận xét vừa không hợp lý, vừa không cần thiết.
Trên thực tế, nếu có một thời điểm là thời điểm ban đầu thì điều cần chứng minh chưa chắc đúng, bởi lẽ với bộ số (0, a, -a, 0) ngay trong lần thứ hai ta sẽ thu được bộ số (a, 0, -a♔, 0), là hoán vị của bộ số ban đầu. "Đây là một thử thách khó, không phù hợp cho học sinh lớp 9. Giải được bài đã khó, phản biện được đề trong 150 phút lại càng khó hơn"🅺, Hưng chia sẻ.