Thầy Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng kh♕iếu (Đại học Quốc gia TP HCM) đánh giá đề thi Toán dành cho tất cả học sinh thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội khá cơ bản, vừa sức và phù hợp là một đề thi chung. Với từng bài, thầy Dũng cho rằng bài hình hơi cũ trong khi bài toán thực tế (bài 3) có thể gây khó khăn cho thí sinh.
Thầy Võ Quốc Bá Cẩn, giáo viên trường THCS Archimedes (Hà Nội) nhận định đề nhìn thoáng qua thì nhẹ nhàng nhưng khi bắ🍨t tay vào làm chi tiết sẽ thấy có một số chỗ gài khá hiểm hóc. Chẳng hạn câu 1b, kiến thức THCS khó trình bày chặt chẽ cái này.
"Đa số học sinh sẽ làm theo hướng tìm min, max. Tuy nhiên, hướng này chưa chặt chẽ, vì x>9 nên các biểu thức tương ứng không có min, max. Muốn trình bày chặt chẽ thì hoặc phải dùng kiến thức về giới hạn ở cấp THP✅T, còn không thì có lẽ phải trình bày bằng phương pháp phản chứng (xem lời giải)", thầy Cẩn nói.
Câu 3 cũng gài khá hiểm. Học sinh đọc đề sẽ bị phân vân là không biết cạnh ngang dưới của hình chữ nhật có tính không (đương nhiên là không tính). Vấn đề thứ hai của câu này là đáp số quá lẻ. Điều này khiến học sinh bị lúng túng khi xử lý. Đề điều kiện không nên cho đáp số lẻ như vậy. Trong khi đ💃ó, câu cuối lại quá nhẹ nhàng so với câu 3.
🧸Dưới đây là lời giải do thầy Dũng, thầy Cẩn, thầy Lê Viết Ân (trường Phổ thông Năng khiế🉐u), sinh viên Lương Văn Khải (Đại học Khoa học tự nhiên) và học sinh Trần Nguyễn Nam Hưng (lớp 11 trường Phổ thông năng khiếu) thực hiện: