Để hạn chế các vật dụng làm từ nhựa dùng một lần vốn đang gây nên những tác động nghiêm trọng về môi trường, nhiều giải pháp thay thế "xanh" đã ra đời. Với các doanh nghiệp, nhất là trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và sữa, ống hút 🦂giấy là một lựa chọn tối ưu để thay thế ống hút nhựa nhờ tính chất phù hợp với việc đóng gói, vận chuyển và sản xuất số lượng lớn. Tại Việt Nam, thương hiệu Nestlé MILO đã tham gia cuộc chuyển đổi này.
Chỉ mất từ 6 đến 12 tuần để phân hủy sinh học, ống hút giấy giúp công tác xử lý rác thải dễ dàng hơn rất nhiều so với ống hút nhựa. Theo ước tính của Nestlé MILO, r🌟iêng thương hiệu này khi chuyển sang ống hút giấy có thể giúp giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm.
Dù vậy, sự chuyển đổi này lại đặt doanh nghiệp trước nhiều thách thức khi chi phí sản xuất cao hơn, ngu🌱ồn nguyên liệu đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và không gây hại cho môi trường lần nữa. Nhưng lớn hơn cả chính là thách thức đến từ sự đón nhận của người tiêu dùng. Bởi so với ống hút nhựa, ống hút giấy được cho là khó cắm vào hộp sữa hơn hoặc dễ mềm hơn khi tiếp xúc với sữa, khó mang đến trải nghiệm sản phẩm🍸 hài lòng.
Đặt được và mất khi thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy lên bàn cân, chúng ta nhậ✃n thấy cái mất là trướℱc mắt như giảm tiện lợi, tăng chi phí nhưng cái được sẽ mang tính lâu dài, vì môi trường và vì tương lai.
Đa số con người ưu tiên sự tiện lợi của cá nhân trước tiên, trong khi gánh nặng về môi trường thường được xem là vấn đề "cha chung không ai khóc". Vì dùng ống h𒈔út nhựa thì dễ dàng hơn, vì không phải phân loại rác tại nhà thì đỡ mệt hơn, nên chúng ta không chỉ gây hại tr𒁃ực tiếp đến môi trường, mà còn gián tiếp tăng thêm vất vả cho những người đảm nhiệm công việc xử lý rác.
Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng nổi tiếng với hành trình 7.000km săn rác đã từng chứng kiến vô số cảnh tượng ám ảnh về rác thải tại những nơi mà anh đã đi qua. Anh chia sẻ, nhiều người thường không phân loại rác tại nhà vì nghĩ rằng khi ra đến thùng rác thì tất cả lại vào một chỗ, không có ý nghĩa gì. "Nhưng thực tế, còn rất nhiều người đang kiếm sống và mưu sinh từ rác. Việc phân loại rác tại nhà không chỉ giúp những người đó đỡ khổ hơn, đỡ gặp tai nạn như đâm phải vật sắc nhọn, mà còn làm cho rác có cơ hội được tái🐬 chế nhiều hơn.", nhiếp ảnh gia cho biết.
Chị Anh Thư (một bà mẹ tại quận 4, TP HCM) khá bất ngờ và có chút e ngại khi biết thông tin Nestlé MILO bắt đầu sử dụng ống hút giấy thay cho ống hút nhựa thông thường. Chị sợ rằng ống hút giấy có thể ảnh hưởng đến việc thưởng thức sữa của bé Hoàng Ân con trai chị. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm thực tế, nỗi lo lắng của chị đã không còn. "Ống hút giấy của MILO vẫn có thể gập lại như bình thường mà lại chắc chắn hơn mình tưởng tượng. Dù uống một thời🐻 gian, ống hút giấy mềm đi, nhưng đây là bản chất của sản phẩm thân thiện với môi trường, nên mình giải thích một chút cho con hiểu thì con vẫn vui vẻ uống", chị Thư chia sẻ.
Theo 💙đại diện Nestlé MILO, với những doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và sữa, sự đón nhận của phụ huynh và trẻ đóng vai trò then chốt để doanh nghiệp có động lực duy trì lâu dài các giải pháp xanh, từ đó loại bỏ hওoàn toàn các vật dụng làm từ nhựa dùng một lần. Với hộp sữa uống mỗi ngày, khi trẻ đã quen dùng ống hút nhựa, việc doanh nghiệp chuyển sang ống hút giấy là không dễ dàng, cũng chứa đựng những yếu tố được - mất. "Do vậy sự thấu hiểu của phụ huynh đối với giá trị về môi trường của ống hút giấy, và không ngại giúp trẻ làm quen với giải pháp mới xanh hơn là rất quan trọng", đại diện Nestlé MILO nhấn mạnh.
Hoàng Anh