Phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về "đường lưỡi bò" Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đôn🍬g được nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế coi là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với tình hình khu vực.
Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ l💟uật Nguyễn Toàn Thắng𝕴, Phó Viện trưởng Viện Luật so sánh, Đại học luật Hà Nội, nhận định PCA sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines.
Theo ông Th🅷ắng, hai nội dung quan trọng nhất là phán quyết của PCA về "đường lưỡi bò" và các cấu trúc trong quần đảo Trường Sa. Ông cho rằng Philippines đã rất khôn ngoan khi không kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, bởi vụ kiện như 🍨vậy tại cơ quan tài phán quốc tế cần sự chấp nhận thẩm quyền của cả hai bên tranh chấp.
Hơn nữa, tranh chấp chủ quyền nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Philippines chỉ yêu cầu Tòa trọng tài giải quyết những vấn đề liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS, trong đó có việc xác định quy chế pháp lý của các cấu trúc tại quần đảo Trường Sa để quyết định xem chúng là đảo, đá hay bãi cạn nửa chìm nửa nổi, cũng như các hành vi vi꧙ phạm🗹 UNCLOS của Trung Quốc.
Bác bỏ lập luận mơ hồ
"Trong lịch sử, chưa có một cơ quan tài phán quốc tế nào được yêu cầuܫ phân biệt cụ thể giữa đảo và đá. Phán quyết của PCA về điểm này sẽ có đóng góp rất lớn về mặt h🏅ọc thuật cũng như pháp lý, ảnh hưởng tới tuyên bố của các bên liên quan trên Biển Đông", ông Thắng nói.
Theo đó, PCA ra phán quyết xác định quy chế pháp lý các cấu trúc đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm ở Biển Đông thuộc nhóm nào thì nó sẽ có vùng biển rộng bao nhiêu hải lý xung quanh theo quy định của UNCLOS. Đây cũng là căn 🌼cứ để cộng đồng quốc tế có thể xác định được có hay không các vùng biển chồn🥀g lấn ở Biển Đông.
"Điều này cũng là cơ sở để các bên đề cập tới khái niệm 'khai thác chung', chỉ có thể khai thác chung ở vùng chồng lấn chứ không thể 'vào nhà người khác𓆉' để khai thác", ông nhận định.
Tiến sĩ luật Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển (PLD Vietnam) cũng nhất trí rằng việc kiện Trung Quốc ra PCA là bước đi khôn khéo của Phi♈lippines, nhằm bác bỏ những lập luận mơ hồ của Trung Quốc về cái gọi là "quyền lịc🤡h sử" dựa trên "đường lưỡi bò" do nước này tự vẽ ra.
"Nếu Trung Quốc không tuân💦 thủ phán quyết của PCA, Philippines hoàn toàn có thể đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tất nhiên, với tư cách là thành viên thường trực, Trung Quốc꧒ có thể bỏ phiếu chống lại việc Hội đồng Bảo an ra tuyên bố hay có biện pháp cụ thể buộc nước này thực thi phán quyết của PCA. Nhưng vấn đề chính là Trung Quốc sẽ rất mất mặt nếu sự việc xảy ra", ông Giao nói.
Điều quan trọng hơn, dư luận thế gi🧔ới sẽ hiểu sự thật ở Biển Đông không giống như những gì bộ máy tuyên truyền k🐲hổng lồ của Trung Quốc đang rêu rao. Thế giới sẽ thấy Trung Quốc đang đứng ngoài luật pháp quốc tế chứ không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một vài nước trong ASEAN.
Ông Thắng cho rằng chính việc Trung Quốc với tư cách là nước ký vào UNCLOS nhưng từ chối tham gia trong khi luôn yêu sách chủ quyền trên Biển Đông cho thấy thế yếu của họ. Trung Quốc cố gắng lập luận theo hướng vụ kiện của P🥂hilippines liên quan đến chủ quyền nên PCA không có thẩm quyền. Họ cũng lợi dụng tuyên bố ngoại lệ trong UNCLOS, cho phép một bên từ chối tham gia.
Tuy nhiên, đây chính là thắng lợi của 🍎Philippines và cũng là của các nước muốn dùng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Phản tác dụng
Hai chuyên gia luật đều cho rằng việc Trung𒐪 Quốc lôi kéo các nước khác trên thế giới ủng hộ lập trường Biển Đông của họ "không nói lên gì nhiều", thậm chí có thể gây tác dụng ngược.
Theo ông Giao, phán quyết của PCA sẽ khiến một số quốc gia bị Trung Quốc lôi kéo 💮phải "tính lại chính ꦯsách ngoại giao" của mình.
"Phán quyết của PCA sẽ đề cập tới việc xác định c🦹ác thực thể tại Trường Sa là đảo, đá, hay bãi cạn. Trung Quốc sẽ khó lòng ngang ngược, chà đạp luật pháp ඣquốc tế như hiện tại", ông Giao nói.
"Tôi không ngạc nhiên khi thấy một vài nước bị Trung Quốc lôi kéo, ra ﷽tuyên bố theo hướng có lợi cho Trung Quốc bởi họ bị phụ thuộc về kinh tế. Nhưng m🐬ột khi PCA ra phán quyết, chắc chắn họ sẽ phải nghĩ lại khi chơi với một anh bạn thích dùng luật rừng hơn luật pháp".
Ông Giao💮 cho biết, ngay cả khi 𝄹được một số quốc gia riêng lẻ ủng hộ, Trung Quốc vẫn không thể chối bỏ nghĩa vụ thi hành luật pháp quốc tế, vốn được ghi rõ trong UNCLOS rằng các quốc gia t꧅hành viên phải tuân thủ phán quyết của toà quốc tế.
Ông Giao lấy ví dụ trong vụ Nicaragua kiện Mỹ ra Tòa Công lý quốc tế năm 1984 - 1986 vì hành vi chi tiền viện trợ cho phiến quân Contras nhằm lật đổ chính phủ, gài mìn trong vùng biển và cảng biển Nicaragua. Trong vụ này, Tòa ra phán quyết xác định Mỹ đã vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực, yêu cầu Mỹ phải bồi thường 370,2 triệu USD cho Nicargua. Ban đầu, Mỹ từ chối thi hành bản án. Nicaragua đã đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc để khiếu nại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhiều nước, dù Mỹ là thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an. Cuối cùng, dưới sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, Mỹ phải trả cho Nica💖ragua 500 triệu USD dưới hình thức viện trợ kinh tế.
"Đây là ví dụ cụ thể cho thấy một siêu cường cũng không thể đứng ngoài luật pháp, Trung Q♓uốc sẽ phải thự🌄c thi phán quyết nếu còn muốn rêu rao về 'trỗi dậy hòa bình'. Họ sẽ bị thế giới cô lập nếu chống lại phán quyết của PCA", ông Giao nói.
Xem thêm: Nước nào ủജng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc
Dũng sĩ giúp Philippines trong vụ kiện 'đưꦑờng lưỡi bò'
Văn Việt