Đến đầu tháng 5, 22 công ty chứng khoán niêm yết tại hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I, chỉ còn lại Chứng khoán Sài Gòn (mã CK: SSI), Chứng khoán SBS (mã CK: SBS) và Chứng khoán Golden Bridge (mã CK: GBS) vẫn chưa có báo cáo hợp nhất. 𝓰Tổng lợi nhuận sau thuế của tất cả các doanh nghiệp này đạt gần 231 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%, theo số liệu từ báo cáo hợp nhất do VNDirect cung cấp.
>> Kết quả kinh doanh quý I của 22 công ty chứng khoán niêm yết |
Phần lớn các công ty chứng khoán niêm yết có lợi nhuận từ vài tỷ tới vài chục tỷ trong 3 tháng đầu năm. Với lợi thế dẫn đầu thị phần môi giới từ năm 2012, Chứng khoán TP HCM (HSC, mã CK: HCM) tiếp tục tꦆhu về lợi nhuận cao nhất với hơn 62 tỷ đồng trong quý I/2013, nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức này vẫn giảm khoảng 10%. Doanh thu t⛄huần cũng thấp hơn 5,3%, đạt khoảng 150 tỷ đồng, 32% đến từ môi giới.
Tuy không lọt top thị phần môi giớ⭕i, Chứng khoán Kim Long (mã CK: KLS) vẫn được xem là đại gia khi lãi sau thuế cao gần nhất danh sách, đứng sau HSC, đạt gần 60 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, mức lãi này vẫn chỉ bằng 83%. Tổng doanh thu quý I của Chứng khoán Kim Long hơn 34 tỷ đồng, nhưng tới 75% 𝐆là do doanh thu khác mang lại, hoạt động môi giới đóng góp vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng.
Trong số những công ty đã công bố báo cáo hợp nhất, 4 doanh nghiꦑệp có lợi nhuận sau thuế ở mức thấp, khoảng vài trăm triệu đồng bao gồm Chứng khoán An Phát (mã CK: APG), Chứng khoán Hòa Bình (mã CK: HBS), Chứng khoán Rồng Việt (mã CK: VDS) và Chứng khoán Thương mại Công nghiệp Việt Nam (mã CK: VIG). Trong đó Chứng khoán Hòa Bình có lãi thấp nhất với 57,5 triệu đồng, cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước 15%.
Theo các chuyên gia, lãi suất tiền gửi giảm là một trong những yếu tố chính khiến lợi nhuận các công ty chứng khoán quý I thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Hoàng Hà |
Dù có tên trong top 10 thị phần năm 2012, Chứn💟g khoán Rồng Việt vẫn chỉ thu lãi bèo bọt 127 triệu đồng, giảm mạnh so với con số 3,1 tỷ đồng quý I/2012. Khoản thu môi giới hơn 8 tỷ đồng được xem là hoạt động chủ chốt cứu cánh cho công ty.
Chứng khoán Phú Hưng (mã CK: PHS) và Chứng khoán Phương Đông (mã CK: ORS) chịu lỗ quý I. Tuy nhiên, Chứng khoán Phú Hưng có pꦜhần bi bét hơn khi lỗ sau thuế lên tới gần 2,3 tỷ đồng. Ngày 25/2, cổ phiếu PHS cũng bị Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện kiểm soát do kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp năm 2011(âm 47 tỷ đồng) và 2012 (âm 101 tỷ đồng).
Trước đó, nhiều chuyên gia và giới đầu꧑ tư nhận định 2013 sẽ là năm khởi sắc cho thị trường chứng khoán. Đầu năm đến nay, từng có lúc Vn-Index duy trì trên ngưỡng 500 điểm cũng khiến các nhà đầu tư khấp khởi mừng, hàng loạt công ty chứng khoán kỳ vọng kiếm bộn.
Trao đổi với 168betvisa-slots.com, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích kinh tế tại Quỹ đầu tư Sài Gòn Hà Nội (SHF) nhận định lãi suất giảm là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận các công ty chứng khoán thấp hơn với cùng kỳ năm ngoái.
"Lợi nhuận công ty chứng khoán chủ yếu đến từ hai nguồn là lãi tiền gửi và cho vay ký quỹ (margin). Tuy nhiên, năm nay lãi suất tiền gửi lại giảm rất mạnh, chưa kể với sóng chứng khoán như thời gian qua, các nhà đầu tư vay margin cũng không nhiều nên cũng khó kéo được lợi nhuận lên như quý I/2012 cho các công ty”, ông Đức giải ♊thích.
Ngay cả công ty chứng khoán thuộc top 10 thị phần, doanh thu môi giới cũng chỉ có thể trang trải khoảng 70% chi phí hoạt động doanh nghiệp. Đối với các đơn vị cỡ vừa và nhỏ, khách hàng hiện nay lại có xu thế rời bỏ để tìm đến các doanh nghệp ♔lớn mạnh, có tên tuổi và thị phần ổn định.
Do vậy, ông Đức phân tích, xu th🌳ế hiện nay của các công ty chứng khoán là đa phần không thể dựa dẫm vào doanh thu môi giới đơn thuần. Thị trường còn quá nhỏ bé so với số lượng công ty hiện tại.
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì thu môi giới không đủ, các khoản doanh thu khác cũng giảm sút, báo hiệu sự đào thải trên thị trường. "Tôi nghĩ trong một vài năm tới, số công ty quy mô nhỏ có thể phải sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, hoặc buộc phải đóng cửa cho tới khi chỉ còn lại chừng 20-30 đơn vị. Lúc đó may ra công ty chứng khoán mới sống được bẳng doanh thu môi giới", ông Đ🥃ức nhận định.
Nếu tính kết quả trên báওo cáo hợp nhất quý I, tổng doanh thu môi giới của 22 công ty chứng khoán đạt khoảng 144,5 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng tổng doanh thu khác lại giảm mạnh chỉ bằng 60% quý I/2012, đạt 268,5 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này vẫn chưa bao gồm doanh thu từ một số công ty thuộc top 10 thị phần như Chứng khoái Sài Gòn, Chứng khoán Golden Brigde do chưa công bố báo cáo hợp n﷽hất.
Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng đợt sóng đã bắt đầu từ cuối năm 2012, sang tháng 3/2013 số lượng giao dịch giảm dần và đà tăng cũng chững lại. Do vậy, một số công ty chứng khoán có thể có lãi nhưng vẫn ꦑkhông bằng cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng thu hẹp một số nghiệp vụ như tự doanh, tư vấn do tâm lý thận trọng vì thua lỗ nhiều năm và tiết giảm chi phí. Chưa kể việc thu hút khách hàng mới cũng khó do thị trường đã nhiều năm "chìm trong biển lửa", tất cả những yếu tố này cộng lại khiến các công ty có lãi nhưng vẫn không thể kiếm b✨ộn, ông Khánh chia sẻ.
"Tuy nhiên, hiện giờ vẫn còn cá✅c quỹ và những dòng tiền mới đến từ một số nhà đầu tư tổ chức, nếu các công ty chứng khoán tận dụng được nhóm khách hàng này thì lợi nhuận thu về cũng tương đối cao", ông Khánh nói th❀êm.
Tường Vi