Các nguồn tin chính phủ Anh ngày 20/9 cho biết thỏa thuận AUKUS có thể cho phép các tàu ngầm tấn công lớp Astute, trị giá gần hai tỷ USD mỗi chiếc, được bảo dưỡng sâu tại các cơ sở của Australia mà không cần quay lại căn c♔ứ Faslane ở Scotland. Điều này cho phép hải quân Anh hiện diện lâu dài hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Kế hoạch trên sẽ thành hiện thực khi Australia bắt đầu chế tạo hạm đội gồm ít nhất 8 tàu ngầm năng lượng hạt nhân với sự hỗ trợ🐬 từ Anh và Mỹ theo thỏa thuận AUKUS. Nguồn tin cho biết hiệp ước được công bố hôm 15/9 mở ra cơ hội mới cho Anh, cung cấp cho Londin ܫmột căn cứ mới để duy trì hiện diện quân sự lâu dài tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hải quân Anh sở hữu 4 tàu ngầm tấn công lớp Astute, ba chiếc khác cùng lớp đang được chꦺế tạo. Lực lượng này đang vận hành hai tàu ngầm tấn công lớp Trafalgar cũ hơn và 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Vanguard, có thể mang theo tên lửa hạt nhân UGM-133A Trident II của Mỹ với tầm bắn khoảng 12.000 km.
James Peddell, cựu tùy 🉐viên Anh tại Mỹ phụ trách công nghệ quốc phòng, cho biết một căn cứ tại Australia sẽ cho phép các tàu ngầm Anh mang vũ khí thông t🍷hường hiện diện lâu dài tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời giúp san sẻ kinh phí giữa các nước đồng minh.
"Tàu ngầm của Anh và Australia hoạt độꦯng trong khu vực có thể đưa năng lực tác chiến ngầm của hải quân hai nước tới trước bậc thềm Trung Quốc", Peddell nói. "Tàu ngầm có thể tiếp cận một cách bí mật, thực hiện nhiệm vụ tình báo, trinh sát, phô diễn sức mạnh và bả𒊎o vệ các chiến hạm mặt nước".
Tàu ngầm mang vũ khí thông thường của Anh thường tham gia đợt triển khai kéo dài 4-5 tháng trước khi quay về căn cứ. Nhiệm vụ tuần tra dài nhất mà một tàu ngầm Anh thực hiện là vào năm 2013, khi chiến hạm HMS Trenc🐻hant thuộc lớp Trafalgar quay về cảng sau 11 tháng triển ♏khai.
Các bộ trưởng Anh muốn tàu ngầm của nước này có thể hiện diện lâu hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong tương lai khi quốc gia châu Âu chuyển dần trọng tâm sang khu vự🌄c.
Tiến sĩ Paul Dorfman, cựu cố vấn Bộ Quốc phòng Anh, t𝔉rong một báo cáo cho b♋iết các căn cứ hạt nhân ven biển của Anh, bao gồm Fasslane, "dễ bị ngập lụt khi có triều cường hoặc bão".
Một nguồn tin quốc phòng Anh cho biết các tàu ngầm của họ không cần đi vòng quanh thế giới để bảo trì nếu tham gia thỏa thuận với Australia. "Thêm một quân cảng có năng lực bảo trì là điều tốt, nhưng các cơ sở như๊ vậy hiện rất hiếm hoi", nguồn tin cho biết.
Thỏa thuận tàu ngầm trong khuôn khổ hiệp ước AUKUS giữa Mỹ, Anh và Aust༒ralia gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao với Pháp, khi Canberra hủy thương vụ mua 12 tàu ngầm diesel-điện trị giá hơn 40 tỷ USD của Paris.
Pháp sau đó triệu hồi các đại sứ của mình tại Australia và Mỹ, đồng thời💜 hủy bỏ hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly và người đồng cấp Anh Ben Wallace.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Wallace khẳng định Anh và Pháp "cùng hộꦆi cùng thuyền" và nước này không đâm sau lưng đồ𝐆ng minh. "Chính phủ Anh hoàn toàn không hề có ý định làm suy yếu, gây khó chịu hoặc gây căng thẳng trong quan hệ với Pháp", Wallace nói.
Nguyễn Tiến (Theo Times)