Trong cuốn sách Tuổi thơ bất bình đẳng: Giai cấp, chủng tộc và cuộc sống gia đình, nhà xã hội học Annette Lareau của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã khai thác sự khác biệt trong việ✃c nuôi dạy con cái của cha mẹ, qua câu chuyện về hai cậu bé da đen: một bé thuộc gia đình trung lưu, bé còn lại thuộc một gia đình nghèo.
Bé Alexander Williams sống ở một căn nhà 6 phòng ngủ, trong một khu phố trung lưu với cha, một luật sư và mẹ, một quản lý cấp cao của một tập đoàn lớn. Alexander tham gia các môn ngoạ꧋i khóa bóng đá, bóng chày, 🦂góp mặt trong hai dàn hợp xướng, chơi piano, guitar và tham gia các vở kịch ở trường. Trong thời gian rảnh rỗi, cậu bé thỉnh thoảng vui chơi với bạn bè.
Harold McAllister sống với mẹ và chị gái trong một căn hộ nhà ở xã hội. Phần lớn thời gian ngoài giờ học, cậu bé chơi với hơn 40 đứa trẻ trong khu phố, những người ở độ tuổi khác ꩲnhau. Các bậc cha mẹ ở khu phố của Harold bận rộn và khôn♔g thường giám sát bọn trẻ.
Cuộc sống của hai cậu bé đã minh họa một điểm quan trọng đối với Lareau: Trong khi những đứa trẻ từ các gia đình thượng lưu và trung lưu dành phần lớn thời gian ở trường, sau đó tham gia các hoạt động có tổ chức, do người lớn dẫn dắt thì con em tầng lớp lao động trải qua thời thơ ấu tự chủ,🉐 trong đó chúng tự tạo niềm vui cho riêng mình mà không cần sự đóng góp củ🌜a cha mẹ.
Lareau chỉ ra rằng mục đích của các bậc cha mẹ thuộc tần🍌g lớp trung lưu là giúp đứa trẻ, trong suốt thời thơ ấu, tích lũy các kỹ năng sẽ dẫn đến cơ hội lớn hơn sau này. Vì vậy, vai trò của cha mẹ là nuôi dưỡng tài năng của trẻ thông qua một loạt các kinh nghiệm của chính họ, chứ không phải từ trải nghiệm của đứa trẻ.
Mặt khác, tầng lớp lao động và các bậc cha mẹ nghèo có xu hướng chấp nhận một triết lý mà Lareau gọi là "thành tựu của sự phát triển tự nhiên". Trong đó, các bậc cha mẹ tin tưởng rằng việc cung cấp tình yêu, thức ăn và sự 🏅an toàn là đủ và không cảm thấy bị bắ💞t buộc phải giúp con phát triển tài năng, kiếm tìm cơ hội. Đối mặt với những khó khăn vật chất hiện tại và nhìn thấy những khó khăn phía trước của con cái, các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp lao động có xu hướng hướng tới việc để con cái của họ tận hưởng một tuổi thơ thoải mái hơn, thậm chí bảo vệ chúng khỏi những ưu tiên của người lớn.
Qua nghiên cứu kéo dài nhiều ꦑnăm của mình, Lareau nhận thấy rằng khi bước vào tuổi đại học, những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động đã có vô số kỹ năng thực hành mà các bạn cùng lứa tuổi ở tầng lớp trung lưu thiếu: Chúng có thể tự chăm sóc bản thân, giặt giũ, làm mọi việc.
Trong khi đó, những sinh viên đại học thuộc tầng lớp trung lưu đã trải qua cái mà Lareau gọi là thời kỳ "tuổi vị thànhಞ niên kéo dài". Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung l🧔ưu bận rộn "quyết định hộ" con cái xem chúng có nên về nhà hay không và chúng sẽ về bằng cách nào. "Cha mẹ của những đứa trẻ đó đã điều hành cuộc sống của chúng, theo cách mà bạn có thể cho rằng không hoàn toàn phù hợp cho những người thanh niên đã 21 tuổi", Lareau nói.
Trong khi công trình của Lareau làm rõ rằng việc nuôi dạy con cái của tầng lớp trung lưu không tạo ra nhiều sự tự chủ cho trẻ trong thời thơ ấu, cô thấy rằng đây không phải là ý định của các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu. Những bậc cha mẹ thực sự cố gắng nuôi dạy những đứa trẻ độc lập, nhưng lại theo cách riêng của họ,🍌 liên tục đặt con họ vào những tình huống do người lớn quản lý và áp đặt.
Việc quản lý quá cẩn thận những đứa trẻ, dù có xuất phát từ ý định tố🔴t đến đâu đi nữa, cũng không thể giúp tạo ra cảm giác tự do - thứ có liên quan đến sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội, kiểm soát bản thân, điều chỉnh cảm xúc, phát triển ngôn ngữ, sáng tạo... của trẻ. Do đó, dù không đánh giá phương pháp nuôi dạy nào là tốt và không tốt, Lareau nói rằng sự can thiệp thường xuyên của cha mẹ có thể gây ra cảm giác bất lực, và điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ".
Chuyên gia này lấy ví dụ trường hợp Alexander Williams. Vào một ngày cuối tuần, cậu bé không có hoạt động nào. Đối mặt với điều này, cậu bé không biết làm gì mà gọi cho mẹ, phàn nàn rằng cậu chán. Lareau so sánh những trẻ như Alexander với những q🤪uả bóng bàn, chỉ thụ🍰 động hướng tới cha mẹ để được hướng dẫn về những gì cần làm tiếp theo. Trong khi đó, cô nhận thấy những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động trở nên độc lập hơn rất nhiều, chúng tự làm chủ bản thân mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ - một kỹ năng mà Lareau gọi là "sức mạnh thực sự".
Peter Grey, một giáo sư nghiên cứu về Tâm lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học Boston và là tác giả của cuốn sách Free to Learn cũng có quan điểm như Lareau. Ông nói rằng nếu không có cơ hội tự chơi, trẻ em cảm thấy mất kiểm soát cuộc sống của mình. Chúng không thể tìm thấy cơ hội để giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, tuân theo các quy tắc, thực hành kiểm soát bản thân và học cách hòa hợp với những người khác. Ông nhấn mạnh: "Khi vui chơi, trẻ em học cách kiểm soát cuộc sống của chính mình và quản lý môi trườ🍬ng vật chất và xã hội xung quanh chúng. Thông qua các hoạt động tự do, trẻ cũng được học và thực hành 👍nhiều kỹ năng quan trọng, từ đó phát triển năng lực và sự tự tin".
Thêm vào đó, một báo cáo năm 2019 của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Mỹ đã nêu ra 4 loại trẻ em có nguy cơ sức khỏe kém, gồm những đứa trẻ sống trong cảnh nghèo khó hoặc không được chăm sóc - nuôi dưỡng, những đứa trẻ có cha mẹ bị giam giữ, những đứa trẻ nhập cư, cuối cùng là những em học ở các trường có thành tích🌳 cao.
Tuy nhiên, Lareau nhận định, so với trẻ nghèo, trẻ em trong gia đình trung lưu lại tích lũy những kỹ năng khác. Những đứa trẻ thuộc tầng lớp trung lưu vào đại học với những kỹ năng mềm hữu ích. Nếu gặp khó khăn trong trường học, chúng biết cách yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu không hài lòng với điểm số của mình, họ không ngại đặt câu hỏi. Trong khi đó, với trẻ em nghèo, việc lớn lên trong một hộ gia đình có thu nhập thấp là điều không hề dễ dàng. Tܫrên thực tế, nó có liên quan đến một loạt các hậu quả tiêu cực từ sức khỏe kém✨ hơn đến kết quả giáo dục thấp hơn.
Thùy Linh (Theo Fatherly)