Khi vào quán, chúng tôi gọi bia và đồ ăn, nhưng quán pub này chỉ bán bia mà không phục vụ đồ 🐈ăn. Chủ quán nói rằ🐻ng tôi có thể đi mua đồ ăn từ siêu thị đối diện. Tôi làm theo lời ông.
Nhưng khi chúng tôi vừa uống bia vừa xem bóng đá vừa nhấm nháp chút đồ ăn thì một phụ nữ trung tuổi, cũn𝕴g là khách trong quán, bắt đầu gây sự. Bà ta dùng những lời miệt thị vì cho rằng chúꦐng tôi không được phép ăn ở trong quán pub này.
Tuy nhiên, chủ quán và một số thực khách khác thì bênh vực chúng tôi. Tình huống diễn ra khá ồn ào. Nó trở thành một mà✱n tranh 🌺cãi giữa người phụ nữ kia với thực khách và chủ quán. Một bên cho rằng chúng tôi đã xâm phạm truyền thống của quán pub, còn một bên cho rằng chúng tôi đang bị phân biệt chủng tộc.
Câu chuyện lên đến cao trào khi người phụ nữ kia bắt đầu tuôn ra những tràng mắng chửi tục tĩu đến mức chủ quán phải mời bà ta ra khỏi quán. Trước khi rời đi, người phụ nữ tỏ ra dịu lại và tiến tới ôm hôn chúng tôi. Nhưng bà ta vừa ôm hôn, vừa thì thầm vào tai tôi, rằng: "Các anh là rác rưởi, các anh phải cút ra khỏi đất nước của tôi. Tạ🍨i sao các anh phá vỡ những quy tắc của xã hội chúng tôi? Tôi không thể chịu đựng được các anh…".
Suốt thời gian người phụ nữ đó công kích, chúng tôi cố gắng không bị cuốn vào tình huống, nhưng đến mức này thì tôi thật 🍬sự cảm thấy tức giận. Chủ quán sau khi đã tiễn người phụ nữ ra khỏi quán thì quay lại xin lỗi chúng tôi, thông báo rằng bà ấy sẽ bị cấm đến quán vĩnh viễn.
Câu chuyện đã trôi qua khá lâu nhưng những câu nói của người phụ nữ kia ám ảnh đến mức nó khiến tôi cảm thấy dè dặt khi bước vào một quán pub khác, cũng như là tham dự vào các sự kiện hoặc đi đến những địa phương có nhiều người bản xứ sinh sống. Nhưng đồng thời, tôi cũng dặn mình phải chú ý nhiều hơn đến việc tôn trọng những quy luật hoặc pho🦹ng tục văn hóa truyền thống của người Anh.
Có một câu hỏi cứ dai dẳ🔴ng trong tôi: "Tại sao người phụ nữ đó hà💜nh xử như vậy?".
Trong tình huống cụ thể nói trên thì chúng tôi không hề sai, vì người chủ quán đã cho phép mang đồ ăn vào. Tuy nhiên, có thể là người phụ nữ kia đã chứng kiến quá nhiều phiền phức và khó chịu đến từ những người ngoại quốc. Sự tự tôn dân tộc và tính bảo thủ với các giá trị truyền thống của người Anh khiến cho họ không thể chấp nhận được một số lượng lớn người dân đến từ nước khác đang làm xáo trộn cuộc sống yên bình của họ. Khi nhìn sự việc từ góc độ ấy, tôi bỗng thấy cảm thông với hành vi kích động của người phụ nữ ấy. Rõ ràng, nhiều người nước ngoài, bên cạnh việc đóng góp vào sự phát triển của Anh quốc, thì cũng mang theo những phiền toái và rắc rối cho người bản địa. Và điều đó dẫn đến sự phản ứng của những người dân Anh, có thể là công khai và trực tiếp, mà người phụ nữ kia là một ví dụ; hoặc có thể là kín đáo và ngầm ý, như nhiều du học sinh Việt Nam từng cảm nhận 💃và kể lại với tôi.
Những phản ứng này có thể kích động sự hận thù và trả đũa, đặc biệt là đối với những cá nhân vốn nhạy cảm với sự phân biệt đối xử. Những vụ tấn công khủng bố gần đây ở London hoặc ở Manchester cho thấy các nghi phạm thường là những người được nuôi dạജy và lớn lên ngay ở nước Anh, và có lẽ một trong những lý do khiến cho những cá nhân đó hành xử một cách cực đoan và điên rồ như vậy là bởi cái cảm giác rằng họ không phải là một phần thực sự của xã hội này. Đối với nước Anh, những cá nhân này ng꧙uy hiểm bội phần so với các mạng lưới khủng bố lớn bởi vì tính khó đoán và hầu như không thể ngăn chặn bởi vì không có thông tin tình báo. Những vụ khủng bố xảy ra sẽ bị lên án mạnh mẽ bởi xã hội và cộng đồng văn minh, nhưng chúng lại là nguồn cảm hứng và kích động các cá nhân bất mãn đang sinh sống ở khắp các thành phố trên nước Anh.
Nước Anh đang nằm trong một vòng xoáy lặp đi lặp lại của những mâu thuẫn nội tại. Tình thế "tiến thoái lưỡng nan" của xã hội Anh hiện tại còn phản ảnh qua kết quả "treo" của kỳ bầu cử quốc hội mới đây. Cuộc bầu cử đã không thể tìm🅺 được đảng chiếm đủ ghế để thành lập chܫính phủ.
Sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế-xã 🧔hội và duy trì những giá trị văn hóa-lịch sử tr𒀰ở thành một bài toán rất khó mà người dân Anh đang phải đối mặt.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, bà Theresa May từng đưa ra một tuyên bố nổi tiếng: “Không thỏa thuận gì còn tốt hơn có một thỏa thuận tồi”. Bà nói về Brexit - khi các n𝄹hà kinh tế thúc bách bà May phải đưa ra một kế hoạch rời khỏi EU.
Và bây giờ,𓂃 thì cái sự “không thỏa thuận gì” - hay chính xác hơn, là sự bối rối của Vương quốc Anh trước tâm trạng của chính mình - đã được thể hiện bằng một quốc hội treo. Tiến trình đàm phán rời EU, sẽ “treo” cùng tương lai của chính phủ. Nó có thể sẽ treo đến tận tháng 3/2019, khi Anh buộc phải rời EU dù có muốn hay không.
Đằng sau quốc hội treo của nước Anh, là rất nhiều lời thầm thì như tôi đã nghe trong quán bar ở Cardiff. Chỉ thì thầm, không phải một lời nói lớn: nó là một trạng huống đầy những ẩn ức và mâu thuẫn của mộtℱ vương quốc đang giằng xé.
♎ Lời thì thầm miệt thị ấy, bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trên thế giới bất ổn hôm nay. Nó là một biểu tượng, như Brexit và quốc hội treo.
Lê Đức Tiến