Anh đã tuyển dụng trên m♉ột ngàn ꦜkỹ sư song số nữ kỹ sư lọt vào văn phòng anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Tôi mới gặp cựu giám đ💖ốc công nghệ của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam. Anh tầm tuổi chú dì tôi, phong cách trẻ trung, nụ cười hiền. Anh bảo với tôi rằng anh không tuyển dụng phụ nữ vì ba lý do. Thứ nhất, phụ nữ không giỏi kỹ thuật bằng đàn ông. Thứ hai, anh không nghĩ phụ nữ đủ sức để làm như đàn ông, "bắt tụi nó làm thâu đêm suốt sáng, mặt nổi đầy mụn, anh cũng không nỡ". Thứ ba, tuyển con gái vào mấy năm nó lấy chồng, lại nghỉ đẻ.
Ýꦐ kiến của anh không khác phần lớn những người thế hệ bố mẹ tôi. Từ nhỏ, tôi đã thường xuyên được nghe câu: "Con gái con lứa học kỹ thuật vừa khô khan vừa vất vả". Mọi ngư𒁃ời hướng tôi đi theo những ngành mà theo họ là "nhàn hạ" để có thời gian chăm sóc gia đình như giáo viên, kế toán, ngân hàng.
Suy nghĩ rằng con gái không giỏi kỹ thuật bằng con trai là một "lời tiên tri tự ứng nghiệm". Vì từ nhỏ, con gái được dạy rằng họ không nên học kỹ thuật, ngay từ đầu họ đã không học, hay nếu học thì dễ bỏ cuộc khi gặp những khó khăn đầu tiên thay vì kiên trì ch𒁏o đến khi giỏi. Và rồi ít có kỹ sư giỏi là phụ nữ, xã hội lại càng tin rằng phụ nữ không giỏi làm kỹ sư.
Khoa học máy tính là một ví dụ của lời tiên tri tự ứng nghiệm này. Người viết thuật toán cho máy tính đầu tiên, Ada Lovelace, là phụ nữ. Khi ngành lập trình mới nhen nhóm꧒ ở đầu thế kỷ 20, phụ nữ chiếm số đông trong những người làm ngành lập trình và có cống hiến vô cùng to lớn cho ngành. Khi các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của ngành lập trình, xã hội vẫn còn trọng nam khinh nữ khi đó quyết định rằng công việc quan trọng như vậy phải được giao cho đàn ông. Doanh nghiệp bắt đầu thăng chức cho đàn ông và tuyển dụng thêm nhiều đàn ông làm lập trình. Khi gia đình mua máy tính mới, bố mẹ tạo điều kiện và kiên nhẫn dạy con trai nhiều hơn con gái.
Lời tiên tri đó suýt đã ứng nghiệm lên tôi. Mặc dù thích lập trình từ những ngày đầu tiên tiếp xúc máy tính, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ theo một ngành kỹ thuật. Khi nộp đơn đại học, tôi bày tỏ nguyện vọng theo ngành viết. Tôi được nhận vào Stanford, một trường chuyên sâu về nhiều ngành. Nhưng vì trường nằm 💧ngay trái tim của thung lũng Si♏licon, Mỹ, 90% sinh viên ở đây học ít nhất một lớp lập trình, phổ biến là lớp lập trình căn bản. Tò mò, tôi cũng học. Lớp có nửa gái, nửa trai. Tôi nhận ra rằng mình rất thích lập trình. Sau khoá học, tôi nộp đơn làm trợ giảng cho lớp và quyết định theo ngành khoa học máy tính.
Không ai trong trường bảo với tôi rằng con gái không nên học lập trình. Không ai bảo với tôi rằng con gái sẽ không giỏi bằng con trai. Ngược lại, ở Mỹ, khắp nơi xung quanh tôi, báo chí, nhà trường, nhà tuyển dụng, đều phát đi thông điệp rằng chúng ta cần nhiều hơn nữa phụ nữ trong STEM𓆉 (viết tắt của các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).
Bình đẳng giới trong STEM vô cùng quan trọng với nền kinh tế. Theo báo cáo của Harvard business review, doanh nghiệp đạt được sự cân bằng về bình đẳng giới có nhiều sáng kiến và hoạt đ🍸ộng hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác. Sự đa dạng của những người làm việc cùng nhau cho phép sự xuất hiện của những ý tưởng ngoài khuôn khổ. Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey chỉ ra rằng bình đẳng về giới sẽ giúp nền kinh tế thế giới tăng trưởng 12 ngàn tỷ USD cho tới năm 2025.
Một lĩnh vực mà chỉ tuyển dụng từ một giới bỏ lỡ cơ hội sử dụng một nửa tài năng của xã hội. Một sản phẩm được phát triển bởi một giới sẽ không thể nào đáp ứng được nhu cầu của giới còn lại. Khoa học kỹ thuật đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống 🙈của tất cả mọi người. Doanh nghiệp cần kỹ sư là phụ nữ để tạo ra các sản phẩm công nghệ phù hợp với phụ nữ. Phụ nữ cần học và làm ngành kỹ thuật để có thể quyết định công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống của mình thế nào.
Theo cuốn Coders: The making of a new tribe and the remaking of the world (Tạm dịch🐭: Lập trình viên: Tạo dựng bộ lạc mới và kiến tạo lại thế giới), trong năm đầu đại học, con trai xuất sắc hơn con gái về các môn khoa học máy tính. Lý do là con trai đã có nhiều kinh nghiệm về lập trình từ trước. Các bạn nữ, không có người g🌃iúp đỡ để bắt kịp, bỏ cuộc. Nhưng khi các trường đại học tạo ra các chương trình khuyến khích tất cả sinh viên theo học ngành lập trình mà không cần đến kinh nghiệm từ trước, nữ sinh viên không thua kém gì, thậm chí học tốt hơn nam sinh viên.
Ngành kỹ thuật không phù hợp với nữ giới là do xã hội đã cổ xúy cho một môi trường không phù hợp với phụ nữ. Một xã hội hiện đại cần thay đổi điều đó. Việc làm thâu đêm suốt sáng là bóc lột sức lao động, không phù hợp với cả đàn ông hay phụ nữ. Nhiều công ty công nghệ, vì phần đông nhân viên là nam, thường xuyên có những hoạt động như nhậu nhẹt đêm khuya. Nhân viên nữ vào không thích thì công ty lập tức kêu r🤡ằng nữ không phù hợp làm công nghệ.
Một số nhà tuyển dụng biện hộ rằng tuyển nữ vào sẽ làm các bạn nam trong công ty mất tập trung vì chuyện tình cảm nảy nở. Phụ nữ và đàn ông làm việc cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Bất kỳ ai không đủ chuyên nghiệp để tách biệt chuyện tình cảm cá nhân và công việc nên bị sa thải dù là nam hay nữ. Không tuyển phụ n𒅌ữ để tránh tình trạng đó là lạc hậu và phân biệt giới tính.
Phụ nữ có con là một điều tự nhiên và cần thiết cho loài người. Không tuyển dụng phụ nữ vì lý do đó là trừng phạt phụ nữ bởi chính điều tốt họ làm. Nuôi con là trách nhiệm của cả bố và mẹ, nhưng ở Việt Nam, trách nhiệm này thường đặt lên vai người phụ nữ. Để tạo điều kiện cho gia đình san sẻ trách nhiệm nuôi con, rất nhiều các công ty công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm Google, Amazon, Facebook, ... đều cho cả bố và mẹ thời gian nghỉ đẻ. Công ty Việt Nam cũng sẽ ꦺcần phải làm như thế.
Các quốc gia phát triển từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của bình đẳng nam nữ trong các ngꩲành khoa học kỹ thuật. Họ đã và đang dành rất nhiều công sức để tăng cường sự hiện diện của phái nữ trong ngành này. Ở Việt Nam, tôi bất ngờ khi nói chuyện với các công ty, trường đại học công nghệ trong nước và nhận ra rằng không ai có kế hoạch gì để tăng cường sự bình đẳng nam nữ. Trường học đổ lỗi cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đổ lỗi cho xã hội.
Sẽ sai lầm khi nghĩ rằng trách nhiệm lôi kéo phụ nữ vào ngành khoa học kỹ thuật nằm trên vai người phụ nữ. Nó nằm trên vai của tất cả chúng ta, đặc biệt là những người nắm quyền quyết định trong tay. Bố mẹ hãy thôi nói rằng ngành kỹ thuật không phải là ngành cho con gái. Trường học cần tạo cơ hội để các bạn nữ bắt kịp các bạn nam. Nhà tuyển dụng cần tạo môi trường làm việc phù hợp cho các nữ kỹ sư. Và các nữ kỹ sư hãy sẵn sàng lên tiếng về công việc của mình để người khác thấy rằng phụ nữ hoàn toàn có thể thành công t🅺rong ngành kỹ thuật. Và chính nữ giới, đừng để ai đó quyết định bạn không thể làm gì chỉ vì giới tính của bạn.
Tôi là một phụ nữ làm kỹ thuật. Tôi đã từng dạy khóa học về kỹ thuật ở một trong những trường đại học công nghệ hàng đầu và là kỹ sư cao cấp ở một trong những công ty công nghệ hàng đầu. Tôi làm được điều đó không phải vì tôi cá biệt mà bởi vì tôi biết điều đó là có thể. Tôi đã ꧑gặp rất nhiều nữ kỹ sư tuyệt vời trên khắ🧜p thế giới. Và vì thế, tôi tin kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với phụ nữ.
Nguyễn Thị Khánh Huyền