Lỗi thứ nhất là đi xe mà đầu óc cứ để đi đâu, nghĩa là đang đi thì thấy có cái gì đó là mải mê quay đầu ra "hóng". Đôi khi mải mê ngắm quá, hậu quả là lệch tay lái và suýt đâm vào xe ngược chiều, cũng may là còn trẻ phản xạ nhanh nên có෴ thể đánh lái gấp lên vỉa hè chiều bên kia kịp và không có xe đi đúng chiều ngày hôm đó cắt qua. Với lỗi này, tôi khiến cho những người xung quanh "ối dồi ôi". Thật sự tôi phải xuống xe xin lỗi bác lái xe ôtô đã may mắn không đâm vào mình. Đây cũng♑ là một bài học nhớ đời rằng lái xe lúc nào cũng phải tập trung, không được lơ là.
Lỗi thứ hai là sang làn. Ngày đó tôi không biết thế nào là xi-nhan chuyển làn nên cứ sang đường một cách vô tội vạ không nhìn đằng sau, hoặc không nhìn gương. Thậm chí tôi c♊òn đi cắt ngang 2 đến 3 làn đường một lúc khiến xe đi sau nhiều phen khiếp vía. Tôi đã cắt ngang ngay cả trên làn đường mà đi tốc độ cao nhất. Với tôi thời đó thì đấy là trò chơi mạo hiểm, thể hiện ta đây "tay lái cứng cựa".
Lỗi thứ ba là gương chỉ để đối phó chứ không thèm nhìn. Luật xử phạt gương bây giờ chỉ là 100.000 đồng nếu thiếu một gương, và ở Hà Nội thì ít xử phạt vì đếm không xuể số người vi phạm. Chính vì thế mà có mấy pha chuyển làn suýt va quệt, thật sự nguy ﷺhiểm nếu đi tốc độ cao mà không có🎃 gương, nếu ngoái đầu ra sau thì tỉ lệ lệch tay lái là rất cao.
Lỗi thứ tư là tốc độ thế nào cho phù hợp. Tính cách tôi khá vội vã nên nhiều khi đi đến 70 km/h (đường hai làn) trong nội đô là chuyện bình thường, lại còn đi vào làn phải len qua các xe chạy chậm hơn khiến cho xe bên phải khiếp vía. Nhưng có lúc tùy tâm trạng, tôi lại đi lững thững ở làn trái ngoài cùng làm cho ôtô và xe đi nhanh khác phải bấm còi inh ỏi, dúi dụi. Nhưng tôi rất ương ngạnh, cứ đi lững thững, lúc dừng đèn đỏ cứ kêu rằn🍰g: tôi đi trong tốc độ cho phép mà. Xui xẻo là hôm đó tôi mặc đồng phục nhà trường với biển kiểm soát rõ như ban ngày, tôi bị ban giám hiệu gọi lên phòng làm việc. Thật may mắn là họ chỉ nhắc nhở và bảo tôi xin lỗi người mà tôi gây ức chế ngày đó, chứ không thì... hạnh kiểm trung bình.
Lỗi thứ năm là hùa theo số đông. nhiều con đường có phân làn rõ ràng mà tôi vẫn cứ thích đi xe máy vào làn ôtô. Bởi vì nhiều người đi nên chẳng sౠợ đâu mà. Hay là đường nào đó ở Hà Nội cấm rẽ trái nhưng rất nhiều người cứ chuẩn bị rẽ trái, tôi cứ đứng theo họ, dừng đèn đỏ giữa ngã ba ngã tư gây tắc đường. Đèn xanh thì tôi chỉ việc bám theo họ, làm cản trở xe đi thẳng chiều bên kia. Công an lúc đó có ra bắt một số người đấy, nhưng ỷ lại mình biển AA (50 phân khối) nên họ sẽ chẳng bắt đâu, vả lại còn quá nhiều người rẽ trái, tôi lại đi ở hàng người cách xa chốt công an nhất. Tôi khoái trá nghĩ rằng làm sao họ bắt được mình.
Lỗi thứ sáu là phóng nhanh phanh gấp. Tôi phóng hết ga hết số, chân cứ để ở chân phanh vì lúc nào🔴 nguy thì có thể phanh ngay. Thế là người ngồi sau tôi "cạch" mặt "anh xe ôm" này cũng vì lúc đến chỗ cần dừng thì phanh dúi dụi khiến bạn ấy nhao người vào tôi. Tôi phanh mà cái tay vẫn còn vặn ga khiến xe như sắp trượt vậy. Chưa kể tuy tôi chỉ đặt chân lên phanh (xe số) thôi thì cũng có lực nhẹ tác động lên phanh, khiến cho má phanh ma sát liên tục rất nhanh mòn. Hậu quả của việc này là lúc cua do phanh mòn nên đã cua quá rộng dẫn đến chém sang làn đường bên kia, xém đâm vào xe ngược chiều. Đem thói quen này khi đi xe tay ga của mẹ tôi. Xe tay ga của mẹ tôi 125 phân khối nên khá bốc khiến tôi rất "phiêu". Nhưng rồi ỷ lại xe ga dễ nên đã bóp phanh đĩa (tay phải) vì tay thuận mà vẫn ga. Hậu quả là ngã xước chân xước tay, xe mẹ tôi xước một vết dài. Về nhà bị mẹ mắng tơi tả vì xót xe. Sau này tôi chừa, đi xe số đã ga rồi ổn định xe rồi thì để chân phanh ra ngoài, còn không ga nữa thì ngớt ga và đặt chân lên phanh chuẩn bị phanh.
Sáu khuyết điểm trên có lẽ chưa kể hết những sai lầm khi đi xe máy của tôi, một người còn niên thiếu. Thật may mà tôi có cơ hội sửa sai. Sau khi tôi học lái ôtô, tôi mới thấy mình đi xe máy "tệ" đến cỡ nào. Tôi cũng mong sau này bố mẹ hãy dạy con em mình cả cách đi sao cho an toàn để tránh 🐼tình trạng con cái mình làm "quái xế" như tôi.
Độc giả An Thái