Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên nằm trên đường tránh Nam Hải Vân (TP Đà Nẵng). Cá🐼c xe chở lợn từ miền Bắc và bắc miền Trung sau khi đổ đèo Hải Vân đều phải rẽ qua đường tránh này để tiếp tục ra quốc lộ 1A vào Nam.
Từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, mật độ xe chở lợn đi qua trạm Kim Liên giảm hẳn. Ngày 11/3, trạm chỉ có 6 xe chở lợn đi qua. Các xe nếu quen đường sẽ chủ động vào trạm xuất trình giấ⛄y tờ. Xe nào cố tình vượt qua, cán bộ trạm sẽ liê⛄n lạc ngay với chốt cảnh sát giao thông trên đường tránh để yêu cầu xe quay lại trạm.
Khi xe chở lợn vào trạm, nhân viên sẽ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch vận chuyển do tỉnh thành nơi xuất gia sú♌🐭c cấp. Sau đó nhân viên sẽ leo lên thùng xe, bằng cảm quan đánh giá sức khỏe của gia súc. Nếu đàn lợn khỏe mạnh, nhân viên kiểm dịch phun thuốc tiêu độc, sát trùng cả đàn và phương tiện. Mỗi xe chở lợn dừng tại trạm khoảng 5 phút, nếu không có vấn đề gì sẽ được tiếp tục hành trình.
Trạm trưởng Nguyễn Văn Lâm cho biết, bình thường mỗi ngày có khoảng 20-25 xe chở lợn đi qua miền Trung với khoảng 2.500 con lợn thịt. "Ba hôm nay mỗi ngày chỉ 5-6 xe. Nguyên nhân có thể giá thịt lợn giữa hai miền không chênh lệch nhiều và miền Bắc đang xảy ra dịch tả lợn cꦯhâu Phi nên địa phương không cho x൲uất đi nơi khác", ông Lâm nói.
Trạm Kim Liên chưa phát hiện trường hợp nào chở lợn bệnh, nhưng các nhân viên được yêu cầu tập trung cao độ kiểm soát. Theo ông Lâm, dịch càng xuất hiện 🅷ở nhiều nơi thì việc kiểm soát càng phải chặt chẽ, khôꦉng để người dân vì tiếc của, hay vì lợi nhuận mà vận chuyển, mua bán lợn đã nhiễm dịch, làm gia tăng nguy cơ lây lan.
Riêng tại Đà Nẵng, 80% lợn nhập từ tỉnh Bình Định (nơi chưa ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi), do hai địa phương hợp tác liên kết chuỗi thực phẩm sạch. Nguồn lợn về thành phố được kiểm dịch tại trạm Hòa Phước. Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố đã cấp phát hơn 1.15♔0 lít Benkocid cho các địa phương, cơ sở tiêu độc khử trùng.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gâꩵy bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Từ năm 2017 đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch. Tổ𒅌ng cộng hơn một triệu con lợn phải tiêu hủy.
Tại Việt Nam ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2. Đến ngày 11/3, dịch lan ra 13 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Qﷺuảng Ninh, Ninh Bình và Nam Định. Hơn👍 11.360 con lợn đã phải tiêu hủy.