Sự kiện năm nay lẽ ra tổ chức ngày 26/4, nhưng bị dời lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covi🐎d-19. Quy mô người tham gia cũng giới hạn chỉ còn VĐV chuyên nghiệp. Cung đường chạy được thay đổi, vòng quanh công viên St. Jame, mỗi vòng dài 1,34 dặm (2,156 kilomet) – đồng nghĩa mỗi chân chạy cần hoàn thành 19,6 vòng trước khi về đích tại The Mall như mọi năm. Họ sẽ tranh tài trong "sinh quyển an toàn", không có khán giả cổ vũ trực tiếp, thay vì chạy trên đường phố với khoảng 750.000 người theo dõi trực tiếp như truyền thống 40 năm qua.
Những người tham gia London Marathon 2020 nhưng không phải VĐV chuyên nghiệp được ban tổ chức đề nghị chuyển suất đăng ký sang năm 2021, 2022 hoặc 2023. Số này, theo tờ The Sun, vào khoảng 45.000 người.
Các VĐV chuyên nghiệp sẽ được chia làm ba nhóm với thời gian xuất phát khác nhau nhằm đảm bảo quy định giãn cách xã hội và hạn chế tương tác tối đa. Theo BBC, khoảng 1♕00 runner chuyên nghiệp và 500 người điều phối sự kiện sẽ phải đeo thiết bị giãn cách xã hội Bump ở cổ. Bump sẽ phát âm thanh cảnh báo nếu họ quá g🐠ần nhau.
Giờ xuất phát – kết thúc (dự kiến) |
||
Giờ London |
Giờ Hà Nội |
|
VĐV nữ chuyên nghiệp |
7h15 – 9h40 |
13h15 – 15h40 |
VĐV nam chuyên nghiệp |
10h15 – 12h40 |
16h15 – 18h40 |
VĐV xe lăn |
13h10 – |
19h10 – |
London Marathon năm nay, ban đầu, là sự kiện được cả thế giới chạy bộ chờ đợi, bởi hai chân chạy hàng đầu thế giới Kenenisa Bekele và Eliud Kipchoge sẽ có màn đọ sức trực tiếp ở nội dung dành cho nam. Nhưng vꦰì chấn thương cơ bắp đùi, Bekele bất ngờ tuyên bố rút lui hôm 2/10. Dù vậy, việc Kipchoge trở lại thi đấu sau gần một năm "ở ẩn" vẫn tạo sức hút nhất định chꦬo sự kiện hôm nay.
Kipchoge, sinh năm 1984, sẽ tìm cá🐟ch bảo vệ danh hiệu vô địch London Marathon sau khi thiết lập kỷ lục giải với thời gian 2 giờ 2 phút 37 giây năm 2019. Chân chạy người Kenya về nhất London Marathon bốn lần vào các năm 2015, 2016, 2018 và 2019.
Kipchoge đang giữ kỷ lục thế giới marathon với thời gian 2 giờ 1 phút 39 giây ở Berlin Marathon 2018 và là người đầu tiên trên thế giới chạy marat🌌hon dưới 2 giờ tại sự kiện Ineos 1:59 Challenge tổ chức ở Vienna, Áo, hồi tháng 9/2019. Thành tích này được coi là một trong những cột mốc "tối thượng" trong điền ൩kinh, nhưng không được công nhận là kỷ lục thế giới, do một số yếu tố không thỏa mãn tiêu chuẩn từ Liên đoàn Điền kinh Thế giới (IAAF).
Kipchoge rất tự tin trước khi và♌o cuộc. Anh nói trong cuộc họp báo hôm 30/9: "Tôi vẫn sung sức..., nhưng tôi không thể nói mình đạt trạng thái lý tưởng 10/10 được, bởi vẫn có sự hao mòn như x꧟e hơi vậy. Tôi nghĩ mình chỉ ở trạng thái 8/10".
"Tôi không có vấn đề gì với các vòng lặp", Kipchoge nói thế, khi được hỏi về cung đường chạy, cho biết thêm vòng lặp còn giúp anh tiếp cận "đồ uống nhiều lần hơn so với trong cung đường thông thường". "Tôi sẽ 𒆙tập trung như mọi khi bởi tôi không phải người duy nhất chạy 19 vòng. Tất cả chúng tôi xuất phá♋t cùng lúc, chạy cùng cự ly và hít thở chung bầu không khí. Tôi sẽ không bị phân tâm".
Bên cạnh Kipchoge, nội dung nam còn có các chân chạy xuất sắc đến từ Ethiopia như Sisay Lemma, Tamirat Tola và Shura Kitata – đều từng có thành tích dưới 2 gi🌠ờ 5 phút. Do kết quả tại London Marathon lần này đủ tiêu chuẩn để đăng ký Olympic Tokyo. Các chân chạy, vì thế, còn hướng đến mục tiêu dự Thế vận hội tại Nhật Bản dự kiến diễn ra tháng 7/2021.
Brigid Kosgei, người Kenya, đang giữ kỷ lục thế giới marathon nữ với thời gian 2 giờ 14 phút 4 giây, cũng góp mặt tại London năm nay với hy vọng giữ n𒊎gôi hậu hai năm liên tiếp. Cô vô địch London Marathon 2019 trong 2 giờ 18 phút 2🔥0 giây. Một trong số các đối thủ nặng ký của Kosgei là VĐV đồng hương Vivian Cheruiyot, nhà vô địch năm 2018.
London Marathon thuộc hệ thống sáu giải chạy da🌼nh giá nhất hành tinh World Marathon Majors, bên cạnh các giải ở Boston, Chicago, New York, Berlin và Tokyo. Sự kiện ở London thường được tổ chức vào mùa xuân, bởi thủ đô Anh quốc trong thời gian này ít mưa hơn, nhiệt độ ở mức trung bình. Dự báo thời tiết cho thấy London, hôm nay 4/10, có 64% khả năng xảy ra mưa vào buổi sáng, nhiệt độ khôngꦡ quá 14 độ C.
Như Tâm