Nội dung đề cập trong công văn Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải, sau khi nhà đầu tư hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 4, đoạn đi qua 💙đ♈ịa bàn theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo đó, tuyến đường vẫn cơ bản đi trùng quy hoạch. Tuy nhiên, đoạn từ nút giao quốc lộ N2, ĐT.825 đến trước nút giao cao tốc TP HCM - Trung Lương được nghiên cứu nắn về phía Tây sông Vàm Cỏ𝓰 Đông, để tránh 26 km các đường hiện hữu và khu ꧋dân cư.
Theo phương án trên, đoạn Vành⛄ đai 4 do Long An triển khai sẽ có tổng chiều dài hơn 78 km, gồm 74,5 km nằm trên địa bàn tỉnh này và gần 4 km thuộc TP HCM. Điểm đầu tuyến ở kênh Thầy Cai (giáp ranh huyện Đức Hòa, Long An và Củ Chi, TP HCM); điểm cuối nối vào trục Bắc - Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM.
Việc điều chỉnh hướng tuyến sẽ kéo dài Vành đai 4 đoạn qua Long An thêm 5 km so với quy hoạch. Tuy nhi꧒ên, phương án này được đánh giá giúp tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân. Dự kiến, tổng mức đầu tư giai đoạn một của dự án hơn 43.400 tỷ đồng.
Ngoài Long An, mới đây TP HCM cũng đề xuất các phương án nắn chỉnh tuyến vành đai đoạnཧ qua địa bàn, giúp tiết kiệm khoảng 4.000 ꦍtỷ đồng và giảm ảnh hưởng 669 hộ dân.
Vành đai 4 dài gần 200 km, đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An. Công trình được chia thành 5 dự án thành phần, do các địa phương liên ☂quan thực hi🍌ện theo hình thức PPP. Dự án mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay, đặc biệt kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kế hoạch, năm nay các địa phương sẽ tr𓂃ình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường và ܫkhởi công vào quý 4 năm sau. Toàn bộ tuyến đường dự kiến hoàn thành và khai thác từ quý 1/2028.
Hoàng Nam - Gia Minh