Gia đình ông Thanh ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có nghề làm mỳ gạo gia truyền nhưng cách đây vài năm cậu con 20 t🌜uổi tên Thịnh muốn thay đổi cuộc sống nên về Hà Nội làm việc tại quán karaoke của người thân.
Một đêm cuối tháng 8/2012, ông Thanh nhận tin dữ: Con trai bị người ta dùng tạ đập vỡ đầu, không biết sống🌜 chết ra sao. Ông tất tả xuống đến nơi thì Thịnh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Gần một tháng ở bệnh viện, tính mạng anh Thịnh đã qua giai đoạn nguy hiểm. Gần 400 triệu đồng gia đình tích cóp đã đổ vào việc chữa trị, song vẫn chưa đủ. Một năm sau, anh Thịnh mới dần hồi phục nhưng đầu óc t൩rở lại như trẻ con, chân phải đi lại khó khăn.
“Khoảng cách xa nhất ꦯnó tự đi được là chừng 100m và giờ việc duy nhất nó làm được là quét nhà”, ông Thanh vừa nói vừa dìu con đi lên phòng xử án của TAND Hà Nội.
Ngày 11/11, sau hơn 4 năm xảy ra ♎vụ án, nhìn thấy Nguyễn Duy Tam - hung thủ hãm hại con mình trong vành móng ngựa ở phòng xử với bộ dạng ngẩn ngơ, người gầy nhom, ông không ném cái nhìn oán hận mà buồn rầu thở dài.
Theo điều tra của cảnh sát, Ta💛m làm cùng quán karaoke, vì bị nhắc nhở giữ xe cho khách không cẩn thận nên nhân lúc Thịnh ngủ say, anh ta đã lấy quả tạ 5kg đập liên tiếp vào đầu, rồi bóp cổ... Tam còn truy sát tiếp hai nữ phục vụ tại quán.
Trong lúc bỏ trốn ở Lạng Sơn, Tam đã trộm cắp tài sản. Khi bị bắt, Tam trốn k🃏hỏi nơi giam giữ và sau đó phải nhận mức án tổng cộng 3 ܫnăm tù.
Cũng theo điều tra, Tam bị bệnh tim bẩm sinh, còn có dấu hiệu tâm thần không bình thường. Trong quá trình điều tra Tam từng được đưa đi điều trị bệnh lý tâm thần bắt buộc, tuy nhiên anh ta được xác định đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hình sự về h🦋ành vi gây ra.
Tại phiên toà, trong phần khai về lý lịch, Tam nói không nhớ địa chỉ nhà cùng tên c๊ủa cha m🏅ẹ. Nhưng lúc nói chân bị tê và được chủ toạ cho ngồi để trả lời thẩm vấn, bị cáo lập tức cám ơn và vẻ mặt "ngơ ngẩn" biến mất.
Tam khai có đánh Thịnh n𒁃hưng không nhớ đánh bằng gì và đánh thế nào. Nhiều lần nói xin lỗi nhưng Tam chưa từng quay sang phía bị hại đang ngồi. Anh ta liên tục kể mình bị bệnh, nhà khó khă🌳n, xin tòa xử nhẹ để đi làm lấy tiền đền cho bị hại.
Phía dưới phòng xử, mỗi lần được mời đứng lên trình bày, anh Thịnh lại khó khăn vịn vai bố, chân phải run run khiến cả người luôn kh♉om xuống. Nhiều lúc, người cha trình bày thay con.
Khi được hỏi ông và ꦕgia đình có còn giữ nguyên mức đòi bồi thường 300 triệu đồng như khi làm việc tại cơ quan điều tra, ông Thanh thở dài bảo: “Nhà Tam cũng khó khăn như nhà tôi nên thôi tòa cứ theo pháp luật, nhưng xử nhẹ cho cháu nó. Lúc bực tức lên thì tôi đòi vậy chứ thực tình tôi biết nhà mình khổ, nhà Tam cũng khổ, có yêu cầu cũng chẳng được bồi thường”.
“Giờ hai thằng đều khổ. Một thằng th⭕ì gần như mất trí, một thằng thì bệnh tật, ngớ ngẩn lại phải ở tù, có sung sướng gì...”, ông nói.
Ngược với thái độ của ông, mẹ bị cáo bảo: "🧔Nhà tôi lấy đâu ra tiền. Nó điên thì cả xã đều biết… Từ nhỏ nó đã bệ﷽nh tật người ta bảo phải bán cả cơ nghiệp đi mới đủ chạy chữa".
Giờ nghị án, mẹ bị cáo quay xuống bắt chuyện với ông Thanh. Bà bảo: “Nếu nhà bác thương, xin cho thằng Tam thoát tội giết người, được mức án nhẹ nhất thì nhà em sẽ cố gắng hỗ trợ chi phí chữa bệnh cho cháu Thịnh, nhưng hoá đơn chứng từ điều trị😼 thì nhà bác lại làm mất rồi”.
Nghe một tràng phân bua sau đó, ông ôn tồn bảo: “Chị biết đấy, cháu Thịnh nằm ở bệnh viện 𓄧tỉnh cả tháng, nhà chị không xa nhưng chị xuống thăm cháu được mấy lần? Lần chị xuống cho cháu được 100.000 đồng với mấy quả nhãn. Lần anh xuống cũng🎶 cho được 100.000. Tôi nào có nói gì. Mạng sống của con tôi khi đó còn chưa biết có giữ được hay không tôi còn bận tâm giữ hóa đơn, chứng từ làm gì?”.
Nhiều người ngồi ng🤡he cũng xúm lại khuyên mẹ bị cáo đừng nói thêm nꦚữa, càng nói càng sai… Phiên xử sau đó kết thúc chóng vánh khi HĐXX tuyên phạt Tam 18 năm tù về tội Giết người.
Lúc ra khỏi phòng xử, Tam liên luôn miệng dặn mẹ tuần sau nhớ lên thăm, mang theo tiền, nhớ đóng án phí song không một lần liếc đến anh Thịnh đang run run vịn vào bố, dò dẫm bướ𝔉c từng bậc cầu thang ở phía sau.
Bảo Hà